Nhọc nhằn "đi lấy" học sinh... "quên" đường đến lớp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau gần 10 ngày nghỉ tết, phần lớn các cháu học sinh mầm non, tiểu học người đồng bào thiểu số ở miền núi tỉnh Quảng Trị “quên” đường đến lớp. Để đảm bảo sĩ số, ở các trường học - từ hiệu trưởng đến giáo viên đứng lớp phải bỏ công đến nhà vận động để phụ huynh đưa học sinh đến trường.

Đối với những học sinh và phụ huynh “cá biệt”, các giáo viên sẽ phải đến tận nhà, “lấy” cho bằng được học sinh đến lớp.

 

Mới thấy cô giáo ngấp nghé ngoài ngõ, cháu bé người đồng bào thiểu số học lớp mẫu giáo ghép 3-4 tuổi đã khóc ré và ôm chầm lấy mẹ.
Mới thấy cô giáo ngấp nghé ngoài ngõ, cháu bé người đồng bào thiểu số học lớp mẫu giáo ghép 3-4 tuổi đã khóc ré và ôm chầm lấy mẹ.

Trường Mầm non Ba Tầng (xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) là điểm cuối ở vùng Lìa của huyện, giáp biên với nước bạn Lào và cách trung tâm tỉnh gần 150km. Nơi này, khó khăn về điều kiện ăn ở, đi lại nhưng cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường đã nỗ lực chăm lo tốt cho những “mầm xanh” là con em của đồng bào dân tộc thiểu số.
 

Dù cô giáo đã “dôn kẹo” (tiếng Vân Kiều - cho kẹo), nhưng cháu bé vẫn không chịu ngồi yên suốt quãng đường từ nhà đến trường.
Dù cô giáo đã “dôn kẹo” (tiếng Vân Kiều - cho kẹo), nhưng cháu bé vẫn không chịu ngồi yên suốt quãng đường từ nhà đến trường.

Toàn trường có đến 7 điểm trường, trong đó có điểm trường cách điểm chính 18km nhưng nhà trường vẫn đảm bảo tất cả trẻ đều phải được ở bán trú, trong đó có 2 điểm trường bán trú dân nuôi. Trong khoản tiền Nhà nước hỗ trợ cho trẻ (5.000 đồng/ngày/cháu) và phụ huynh đóng góp (2 lon gạo/tuần/cháu), nhà trường cân đối hợp lý, đảm bảo chất lượng bữa ăn của các cháu. Nhờ vậy, trẻ đến trường học được ăn, ngủ, vui chơi điều độ nên phát triển tốt. Bên cạnh đó, nhà trường khuyến khích cán bộ, giáo viên, nhân viên của đơn vị trích một phần thu nhập từ tiền lương để phụ mua thêm thức ăn cho các cháu.
 

Đưa được cháu bé đến trường, cô giáo Hồ Thị Hiếu (Trường Mầm non Ba Tầng) tiếp tục đi đón học sinh khác ở bên kia dãy núi. Nơi này chưa có đường, phải đi bộ.
Đưa được cháu bé đến trường, cô giáo Hồ Thị Hiếu (Trường Mầm non Ba Tầng) tiếp tục đi đón học sinh khác ở bên kia dãy núi. Nơi này chưa có đường, phải đi bộ.

Cũng như những ngày đầu năm học, đầu năm mới này, các giáo viên ở Trường Mầm non Ba Tầng phải căng mình đi về từng thôn bản để vận động học sinh đến trường. Trong số 323 em học sinh, chưa đến phân nửa nghe lời vận động của giáo viên đã tự đến lớp hoặc được người nhà đưa đến. Số còn lại, giáo viên phải đến nhà chở từng học sinh đến trường. Việc đón học sinh được giáo viên gọi bằng “bắt” hoặc “lấy”.
 

Trời mưa, đường vào Trường Mầm non Ba Tầng đất đỏ hoe. Giáo viên tất bật chở học sinh đến trường để kịp giờ học.
Trời mưa, đường vào Trường Mầm non Ba Tầng đất đỏ hoe. Giáo viên tất bật chở học sinh đến trường để kịp giờ học.

“Bởi một khi đã không tự nguyện, học sinh sẽ viện đủ lý do để không phải đến trường, hoặc chống đối bằng cách trốn và khóc như ve kêu mùa hè” - cô Đỗ Thị Diễm Ngọc - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ba Tầng - nói…
 

Hai nữ giáo viên có mặt tại Trường Mầm non Ba Tầng từ đầu giờ sáng để lội suối, “lấy” 2 học sinh ở thôn Ba Lòng.
Hai nữ giáo viên có mặt tại Trường Mầm non Ba Tầng từ đầu giờ sáng để lội suối, “lấy” 2 học sinh ở thôn Ba Lòng.
Đến trường, để “hối lộ”, giáo viên cho học sinh bánh kẹo, để dập tắt việc “khóc như ve kêu mùa hè” ở lớp nhỡ.
Đến trường, để “hối lộ”, giáo viên cho học sinh bánh kẹo, để dập tắt việc “khóc như ve kêu mùa hè” ở lớp nhỡ.

Lâm Hưng Thơ/laodong

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).