Bác sĩ của người nghèo miền Tây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

17 năm trong nghề, bác sĩ Phùng Phước Nguyên luôn gắn bó, chia sẻ với người nghèo; ông được mọi người yêu quý gọi là “bác sĩ nhân dân”.

Một ngày đầu xuân có nhiều bệnh nhân lớn tuổi đang ngồi chờ khám bệnh trước Phòng khám Phước Nguyên (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ). Người đàn ông mặc blouse trắng bước đến chỗ hai bệnh nhân nở nụ cười thân thiện hỏi: “Hai cô ăn Tết có vui không? Mấy nay thấy trong người như thế nào, có mệt nữa không? Hôm nay con đo điện tim lại cho cô nha”. Nói xong, ông ân cần dìu bệnh nhân vào buồng khám bệnh.

Người mặc blouse trắng đó chính là bác sĩ (BS) Phùng Phước Nguyên, 46 tuổi, người có 17 năm gắn bó với những bệnh nhân nghèo.

 

Cái tâm của BS hòa vào từng viên thuốc

“BS Nguyên chữa bệnh giỏi và tốt bụng lắm. Ai khó khăn là BS khám bệnh, cho thuốc không lấy tiền. BS nhiệt tình lắm nghe, lâu lâu lại điện thoại hỏi thăm rồi kêu ra khám lại miễn phí. Tôi bị bệnh tim, rồi bệnh già tùm lum hết, đi bệnh viện thấy không ăn thua gì vậy mà lại BS Nguyên cho thuốc là đỡ liền. Làm như cái tâm của BS hòa vào thuốc hay sao mà thuốc hay ghê vậy đó” - bà Nguyễn Thị Thảnh (82 tuổi, ngụ xã Nhơn Ái 1, huyện Phong Điền) cho biết.

BS Phùng Phước Nguyên sinh ra trong một gia đình nghèo, có tám anh em. Từ nhỏ BS Nguyên đã mang trong mình căn bệnh hen suyễn, nhiều lần phải vào bệnh viện điều trị. Thấu hiểu được sự khó khăn của người bệnh, nhất là bệnh nhân nghèo, nên ngay từ nhỏ ông đã nuôi ước mơ trở thành BS. Năm 2001, sau khi tốt nghiệp y khoa Trường ĐH Cần Thơ, BS Nguyên tình nguyện về nhận nhiệm vụ tại huyện Châu Thành A, một huyện vùng ven còn nhiều khó khăn của Hậu Giang. Sau đó BS lần lượt công tác tại BV đa khoa và Phòng Y tế huyện Phong Điền.

17 năm công tác trong nghề, BS Nguyên không chỉ được biết đến là một BS có tay nghề giỏi mà còn là một BS giàu lòng nhân ái, được mọi người yêu quý và gọi là “BS nhân dân”, BS của người nghèo. Ngoài làm tốt công việc của một BS, BS Nguyên còn làm nhiều công tác từ thiện khác như khám chữa bệnh cho những bà con nghèo vùng sâu, vùng xa, vận động quyên góp tài trợ suốt đời cho bệnh nhân nghèo khắp miền Tây ngay từ khi mới vào nghề.

“Tôi luôn tâm niệm rằng sống là phải chia sẻ. Là một BS không những phải có tay nghề giỏi mà cần phải có y đức. Ngoài kia còn rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ. Khi tiếp xúc với bệnh nhân thì mới hiểu được họ cần gì và cần được chia sẻ gì. Cái gì làm được cho cộng đồng thì làm thôi…” - BS Nguyên chia sẻ.

 

BS Phùng Phước Nguyên đến thăm, tặng quà cho bà Phạm Thị Sáu, một bệnh nhân được BS Nguyên hỗ trợ hằng tháng.
BS Phùng Phước Nguyên đến thăm, tặng quà cho bà Phạm Thị Sáu, một bệnh nhân được BS Nguyên hỗ trợ hằng tháng.

Ân nhân của bệnh nhân nghèo

Đặc biệt, việc khám chữa bệnh từ thiện của BS Nguyên không chỉ dừng lại ở thăm khám thông thường mà người dân còn được tầm soát bệnh thông qua siêu âm, xét nghiệm, đo điện tim… Tất cả thiết bị này đều do BS Nguyên bỏ tiền túi ra mua. BS Nguyên còn trích lương của mình và vận động mạnh thường quân xây nhà, tặng quà và trợ cấp suốt đời cho nhiều hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật, người già neo đơn. Như trường hợp của bà Phạm Thị Sáu đã được BS Nguyên khám chữa bệnh miễn phí và trợ cấp hơn một năm qua.

Trong căn nhà tôn còn mới toanh, bà Sáu cho biết vợ chồng bà thuộc diện hộ nghèo, không có con cái, trong người lại mang nhiều chứng bệnh như gan nhiễm mỡ, tuyến giáp. Sau thời gian điều trị tại bệnh viện, bà mất hẳn sức lao động, bệnh thường xuyên tái phát, bà chỉ quanh quẩn trên giường. Hằng ngày chồng bà đi bán vé số để kiếm tiền nhưng cũng chẳng đủ ăn, căn nhà sắp sập không có tiền sửa lại.

“Nhờ có BS Nguyên vận động tôi mới có được căn nhà này. Bệnh của tôi cũng BS Nguyên khám và cho thuốc. Tháng nào BS cũng vô thăm khám rồi cho quà hết, nhờ BS Nguyên mà tôi mới sống đến giờ. BS Nguyên giống như ông tiên xuống cứu tôi vậy! Ơn này tôi không bao giờ quên. Tôi thương BS lắm, thương như con luôn” - bà Sáu vừa nói vừa nắm chặt tay BS Nguyên và khóc.

BS Nguyên nói: “Bà con gọi tôi là ân nhân nhưng tôi nào dám nhận. Tôi chỉ làm hết vai trò như bao BS khác và chia sẻ những gì mình đang có mà thôi. Cái gì làm được cho cộng đồng thì làm!”.

Ngoài khám chữa bệnh, BS Nguyên còn tham gia giảng dạy. Với vai trò là người truyền kiến thức, BS được nhiều sinh viên yêu quý, kính trọng. Không chỉ truyền dạy những kiến thức y khoa, BS Nguyên còn dạy sinh viên về y đức thông qua các chuyến đi thiện nguyện. Theo BS Nguyên, những chuyến đi như thế không chỉ giúp các em học hỏi kinh nghiệm thực tiễn mà còn nuôi dưỡng đạo đức các em - những BS tương lai.

Đừng để có lỗi với tổ nghiệp

Gần 17 năm cống hiến cho nghề, BS Phùng Phước Nguyên đã nhận được rất nhiều bằng khen, trong đó có bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay BS Nguyên đã thôi công tác ở Phòng Y tế huyện Phong Điền để tập trung hơn vào các công tác thiện nguyện của mình.

Chia sẻ về nghiệp, BS Nguyên nói: “Trong thời đại hiện nay nếu cứ chạy theo kinh tế thị trường mà quên đi y đức của người BS thì có lỗi với tổ nghiệp lắm. Một khi chúng ta đã làm bằng cả cái tâm thì không nghĩ đến được mất những gì. Đến nay cái tôi có được lớn nhất chính là sức khỏe của những bệnh nhân và niềm tin về y đức của những học trò sẽ được nâng cao”.

Hải Dương/phapluat

Có thể bạn quan tâm

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Mổ xẻ nguyên nhân người giữ rừng bỏ việc, các ngành chức năng đều nhận thấy cốt lõi bởi trách nhiệm cao nhưng đồng lương bèo bọt. Có trường hợp xin từ chức, xuống chức mặc dù chưa tới tuổi nghỉ hưu. Trong khi, nguồn tuyển không có dù chủ rừng đã hạ tiêu chuẩn, chỉ cần tốt nghiệp THPT.
Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Cuộc chiến bảo vệ rừng xanh đang nóng lên từng ngày, đặc biệt là Đắk Lắk - “lá phổi xanh” của cả nước. Lâm tặc ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả người giữ rừng bằng vũ khí nóng. Máu người giữ rừng đã đổ, thậm chí có người đã mất mạng, trong khi chế độ, chính sách cho họ chưa tương xứng…
Nơi biên giới có vườn địa đàng

Nơi biên giới có vườn địa đàng

Giữa bạt ngàn mây trắng ấy, ngôi làng thiên đường hiện ra nhỏ bé mà bừng sáng và chỉ cần một cái với tay là đã có thể chạm tới được trời cao. Ngôi làng ấy vẫn nguyên thủy bản thể như thế bất chấp làn sóng hiện đại đã phủ xuống khắp nơi.
Hành trình trả rừng về nguyên bản

Hành trình trả rừng về nguyên bản

Hơn 500 cây sao đen được trồng trên khu rừng cộng đồng rộng 4ha ở thôn Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) là bước đệm đầu tiên của hành trình “cõng” cây gỗ lớn về rừng, trả lại mảng xanh cho núi rừng Hòa Bắc cũng như tạo sinh kế bền vững cho bà con Cơ Tu ở đây.