Chuyện Đà Lạt không phải ai cũng biết-Kỳ 7: Buổi đầu trồng rau

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tính từ năm 1893, thời điểm bác sĩ Alexandre John Emile Yersin tìm ra Đà Lạt, mảnh đất này đã có hơn 120 năm nhọc nhằn để trở thành vương quốc nông sản rau và hoa.

Hoa Hà Nội trên đất Đà Lạt

Lịch sử xứ hoa đã ghi nhận những di dân đến Đà Lạt lập làng Hà Đông (P.8, Đà Lạt) từ sáu làng hoa nổi tiếng quanh Hồ Tây (Hà Nội) là những người đầu tiên hình thành nghề trồng rau hoa sau này tại Đà Lạt.

 
Nông dân làng hoa Hà Đông (Đà Lạt) ngày nay.
Nông dân làng hoa Hà Đông (Đà Lạt) ngày nay.

Lúc sinh thời, ông Ngô Văn Ngôn, một trong những người đầu tiên rời Hà Nội vào Đà Lạt, đã kể chúng tôi nghe câu chuyện người xưa đã trồng hoa trong giá tuyết và bốn bề tiếng thú dữ gầm gừ.

Ông Ngôn dắt chúng tôi vào nhà truyền thống làng hoa Hà Đông, kể về một ông quan triều Nguyễn cùng ông quản đạo Đà Lạt đưa dân Hà Đông vào Đà Lạt lập nghiệp. Bài vị của ông này được thờ trân trọng ở ấp Hà Đông.

Đó là tổng đốc Hà Đông kiêm chủ tịch Ủy ban Tương tế xã hội trung ương Bắc Kỳ - Hoàng Trọng Phu.

Các cứ liệu tại làng hoa Hà Đông ghi nhận mục đích của việc thành lập là giúp thành phố, đặc biệt là quân đội Pháp, có rau tươi để ăn, giúp cho những người biết nghề trồng rau có dịp phát triển khả năng để nâng cao mức sống của họ.

Ngoài ra, một ý khác của ông Hoàng Trọng Phu là giải quyết một phần cư dân ngày càng đông ở tỉnh Hà Đông.

Ông Trần Văn Lý là người đầu tiên đảm nhận chức danh quản đạo Đà Lạt, nhậm chức năm 1936. Nhận thấy đây là một vùng đất có khí hậu mát mẻ, ôn hòa lại là vùng đất còn hoang sơ rất thuận tiện cho việc trồng rau hoa, ông Trần Văn Lý đã đề nghị ông Hoàng Trọng Phu đưa dân vào lập ấp ở Đà Lạt.

Ông Phu nhận lời và giao cho ông Lê Văn Định đang giữ chức thương tá canh nông tỉnh Hà Đông xây dựng kế hoạch và chuẩn bị thực hiện việc di dân.

 

Những người dân làng rau Nghệ Tĩnh, làng rau đầu tiên của Đà Lạt - Ảnh tư liệu
Những người dân làng rau Nghệ Tĩnh, làng rau đầu tiên của Đà Lạt - Ảnh tư liệu

Ngày 29-5-1938, 35 người gốc Hà Đông sống ở các làng Ngọc Hà, Nghi Tàm, Tây Tựu, Quảng Bá, Xuân Tảo, Vạn Phúc lên tàu hỏa vào Đà Lạt. Họ là những thanh niên trai tráng, khỏe mạnh có kinh nghiệm trồng rau hoa theo phương pháp châu Âu ở quê nhà.

Theo lời kể của ông Ngô Văn Ngôn, quá trình tuyển lựa người vào Đà Lạt kéo dài gần một năm. Nhà cầm quyền không chỉ coi tay nghề người được tuyển mà còn tra kỹ nhân dạng, sức khỏe nhằm hạn chế thấp nhất những bất trắc cho họ khi đến Đà Lạt, một xứ lạnh hoang vu.

Trên chuyến tàu đầu tiên đến Đà Lạt có nguyên một toa giống các loại rau có nguồn gốc châu Âu do người Pháp mang đến Hà Nội như khoai tây, xúp lơ, tỏi tây, đậu Hà Lan, dâu tây, bắp cải..., và các loại hoa như hồng, cúc, trà my, lài, sói...

Những nông dân đến từ miền Bắc sớm thích nghi với môi trường khí hậu mới, ra sức lao động và gầy dựng được làng rau hoa của Hà Đông trên cao nguyên Lang Biang.

Thương điếm nông sản và làng rau xứ Nghệ

 

Vua Bảo Đại gắn huy chương cho 16 nông dân trồng hoa Hà Đông ở Đà Lạt năm 1945 - Ảnh tư liệu
Vua Bảo Đại gắn huy chương cho 16 nông dân trồng hoa Hà Đông ở Đà Lạt năm 1945 - Ảnh tư liệu

Năm 1940, ấp Nghệ Tĩnh ra đời. Ban đầu ấp Nghệ Tĩnh có khoảng 36ha đất cấp cho 70 hộ. Thật ra, ngay từ những năm 1927, người có công đưa bà con Nghệ An - Hà Tĩnh lên Đà Lạt lập nghiệp là ông Nguyễn Thái Hiến.

Ông tích cực nhập nhiều giống rau hoa của Pháp về sản xuất và tổ chức kinh doanh hiệu quả.

Ông Nguyễn Thái Hiến, còn có tên là Doãn, thường gọi là Xu Hiến (Xu là chức danh tiếng Việt của chữ Surveillant). Ông tốt nghiệp Trường Canh nông Tuyên Quang - nơi đào tạo những nhà nông học đầu tiên của nước ta.

Năm 1924, ông được bổ dụng làm kiểm lâm ở Phan Thiết, sau chuyển lên phụ trách việc trồng hoa cây cảnh cho thành phố Đà Lạt (1927).

Ông Hiến có công lao hết sức to lớn trên nhiều lĩnh vực. Trước hết, ông đã tích cực đưa nhiều giống rau hoa từ nước ngoài vào Đà Lạt để sản xuất và kinh doanh.

Từ các giống rau hoa Pháp đưa sang Việt Nam trồng thí nghiệm và sử dụng cho nhu cầu của quan chức Pháp ở Đà Lạt, ông đã đưa chúng về cho bà con người Việt trồng, trong đó có bà con của ấp Nghệ Tĩnh.

Người Đà Lạt bắt đầu biết đến tên gọi của nhiều loài hoa mới nhập từ nước ngoài về, biết đến các các loại xà lách, cà chua, hành poarô (poireau), cần tây, ớt tây, măng tây...; biết đến nhiều loại cây ăn trái như dâu tây, bơ, táo tây, cây atisô... đều do công lao của ông Hiến.

Khi làng hoa Hà Đông và làng rau Nghệ Tĩnh phát triển, lượng nông sản vượt mức tiêu thụ tại địa phương, ông Nguyễn Thái Hiến đã nghĩ ngay đến việc thành lập một thương điếm để tiêu thụ nông sản phẩm cho bà con nông dân, mở rộng giao lưu buôn bán với các tỉnh bạn và vươn ra các nước láng giềng.

Ông kết hợp với ông Tôn Gia Huồng - một công chức làm việc ở Phan Thiết, từng học trường Pratique (Trường thực hành) Huế và bạn bè góp vốn mở Nouveautés Hanoi - một tiệm bách hóa lớn thời bấy giờ ở Đà Lạt (nay là nhà sách Phương Nam, Đà Lạt).

Tiệm đã hoạt động rất mạnh và thành công, bằng cách hỗ trợ bà con ứng trước gạo, thực phẩm, phân bón, thuốc trừ sâu..., đến mùa bà con trả bằng sản phẩm. Tiệm còn mở rộng hoạt động về vận chuyển sản phẩm đến địa phương khác để tiêu thụ...

Tên cửa hiệu Nouveautés Hanoi có nghĩa là những mặt hàng mới của Hà Nội.

Thuở ban đầu ấp Nghệ Tĩnh chỉ có 36ha nằm dưới một thung lũng trọc, sình lầy và nhiều cỏ dại, cây rừng rất ít và được phân chia thành từng lô bằng nhau. Người dân ở ấp chủ yếu trồng rau.

Muốn trở thành cư dân của ấp Nghệ Tĩnh, yêu cầu phải sống tại Đà Lạt hơn một năm và chưa đứng tên một lô đất nào.

Làng, ấp có tự bao giờ ở Đà Lạt?

Ngoài các buôn làng nằm rải rác dưới chân núi Lang Biang, Dankia, Suối Vàng và hai bên con suối (về sau ngăn đập thành hồ Xuân Hương) là bà con dân tộc bản địa..., Đà Lạt đã hình thành thêm làng, thêm ấp khi người Kinh từ miền xuôi lên.

Dấu tích việc "lập ấp, đẻ làng" ở Đà Lạt là ngôi đình Đa Lạc, xây dựng năm 1920. "Đa Lạc đình" thuộc làng Đa Lạc nằm ở hữu ngạn suối Cam Ly. Làng Đa Lạc có nhiều dốc, trong đó một con dốc gọi là dốc Nhà Làng (nay là đường Nguyễn Biểu) dẫn đến Nhà làng - nơi hội họp của nhân dân trong làng.

Đa số cư dân Đa Lạc là người miền Trung, sống bằng nghề buôn bán, xây dựng nhà cửa, cưa xẻ gỗ, trồng rau, sản xuất gạch, làm công trong các công sở, nhà hàng, khách sạn của người Pháp.

Ngọc Trác-Mai Vinh/tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...
Chạm đến ước mơ bằng tình thương

Chạm đến ước mơ bằng tình thương

“Tạo hóa không sinh ra ai để sống những tháng ngày vô nghĩa. Dù chào đời không nhìn thấy ánh sáng, nhưng tôi tin rằng, bằng tình yêu thương, niềm tin và hy vọng, một ngày tôi sẽ chạm đến ước mơ của riêng mình”. Đó là chia sẻ của Nghiêm Vũ Thu Loan, Chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).