Tướng cận vệ kể chuyện Bác Hồ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hồi ký Trần Kinh Chi - Chuyện vị tướng cận vệ của Bác Hồ, do Đào Trung Uyên chấp bút, Saigon Books và NXB Hồng Đức vừa ra mắt, là những câu chuyện, tư liệu quý báu, sinh động về lối sống, đạo đức, tầm vóc của Bác Hồ gắn với các sự kiện lịch sử của đất nước qua lăng kính người cận vệ 'ruột' của Bác - thiếu tướng Trần Kinh Chi.
 

Trần Kinh Chi (hàng sau, bìa phải) tháp tùng Bác Hồ đi thăm Trung đoàn không quân 921 tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) vào dịp Tết Đinh Mùi năm 1967. Bác Hồ bắt tay ông Trần Hanh, người bắn rơi chiếc máy bay Mỹ đầu tiên.
Trần Kinh Chi (hàng sau, bìa phải) tháp tùng Bác Hồ đi thăm Trung đoàn không quân 921 tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) vào dịp Tết Đinh Mùi năm 1967. Bác Hồ bắt tay ông Trần Hanh, người bắn rơi chiếc máy bay Mỹ đầu tiên.

Thiếu tướng Trần Kinh Chi sinh ngày 20-5-1927 tại làng Thượng Hiệp, xã Tam Hiệp, H.Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội). Đầu tháng 10-1950, ông được giao nhiệm vụ làm phó đoàn cán bộ của Nha Công an T.Ư đi tăng cường cho quân đội. “Cũng từ đây, tôi khoác áo lính, bắt đầu một hành trình sự nghiệp mới vô cùng sôi động và có nhiều sự kiện đáng nhớ gắn với những trang sử chói lọi của dân tộc cũng như vị lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại mà tôi kính yêu như người cha”, ông khẳng định.

Trần Kinh Chi từng kinh qua các chức vụ Cục trưởng Cục Bảo vệ quân đội, Tư lệnh - Trưởng ban phụ trách Quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và quảng trường Ba Đình.

Có nhiều thời gian ở bên Bác, Trần Kinh Chi đã có dịp chứng kiến cả những giây phút đời thường của bậc vĩ nhân mà không phải ai cũng biết. Đặc biệt cảm động là có lần chính Bác Hồ lại… trông cho người cận vệ của mình ngủ. “Có lần, vì quá mệt mỏi bởi đi đường xa, lại không được nghỉ ngơi đầy đủ, Bác thiếp đi trên xe. Tôi nhẹ nhàng vòng tay cho Người tựa vào, lòng những mong Bác thật ngon giấc. Ấy vậy mà chỉ một lúc sau, mí mắt tôi ríu lại. Một lúc sau, lơ mơ tỉnh giấc, tôi thấy mình đang… tựa hẳn trong lòng Bác, còn Bác thức giấc tự khi nào. Thấy thái độ rụt rè, ngại ngần của tôi, Người ân cần hỏi: “Chú ngủ có thích không? Đi thế này mệt thật!”. Nhớ lại, ông bồi hồi cho biết lúc ấy “những ký ức ấu thơ được bao bọc trong tình yêu thương của cha mẹ như dòng nước ấm chảy về trong tâm hồn tôi”.

 

 

Cuốn hồi ký của vị tướng còn ghi chép lại những giây phút cuối cùng của Bác Hồ trước khi mất: “Đúng 9 giờ 47 phút (ngày 2-9-1969), tim Bác ngừng đập. Chiếc quạt lá cọ rời tay đồng chí Vũ Kỳ, anh gục khóc nức nở. Các bác sĩ tích cực xoa bóp, hô hấp nhân tạo cho Bác nhưng vô vọng. Bên giường Bác, lúc 10 giờ 47 phút, tức sau một giờ tim Bác ngừng đập, đồng chí Phạm Văn Đồng sau khi trao đổi với các bác sĩ làm công tác cấp cứu, khoát tay ra lệnh: Thôi, các đồng chí để yên cho Bác nghỉ. Những người ở bên giường Bác òa lên khóc nức nở...”.

Không chỉ bảo vệ khi Bác còn sống, Trần Kinh Chi còn tự hào là người bảo vệ cho Bác yên giấc ngàn thu. Cuốn hồi ký của ông có nhiều trang kể chuyện về hai công trình mật danh 75A, 75B về giữ gìn, quàn và bảo quản thi hài Bác, về công việc xây lăng. Ông cũng nói chi tiết về chiếc giường đồng Bác nằm, ba mặt được lắp bằng loại kính có độ an toàn rất cao do ngành du hành vũ trụ Liên Xô sản xuất, “một biểu tượng của đỉnh cao kỹ thuật và nghệ thuật mà các chuyên gia VN - Liên Xô đã đạt đến”. Bên cạnh đó là nhiều trang viết phản ánh chi tiết về các cuộc hành quân di chuyển, bảo vệ thi hài Bác đầy vất vả và cảm động…

Hiện nay Trần Kinh Chi đã ở tuổi 90, chân yếu và đôi mắt hầu như không còn nhìn được. Nhưng trí óc ông vẫn còn minh mẫn để quyết tâm hoàn thành cuốn sách với mong muốn “cung cấp thêm những tư liệu, góc nhìn về các sự kiện lịch sử của đất nước qua góc nhìn của một người trong cuộc”.

Lê Công Sơn/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Rừng cháy, người khát

Rừng cháy, người khát

Khô hạn kéo dài đang khiến rừng ở nhiều nơi tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ bị cháy trụi, cùng với đó, người dân và cây trồng... khát khô. Nắng nóng gay gắt kéo dài cũng khiến mực nước kênh mương khô cạn, nhiều cánh rừng ở miền Tây đối mặt với nguy cơ cháy rất cao.
Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Kể chuyện bằng... bóng

Kể chuyện bằng... bóng

(GLO)- Trên tấm màn sân khấu, bóng của các vũ công khi uyển chuyển đơn lẻ, lúc lại lồng ghép biến hóa thành nhiều chủ thể khác nhau. Với sự kết hợp cùng âm thanh, ánh sáng một cách sinh động, những câu chuyện giàu cảm xúc cứ thế được kể lại một cách chân thực và chạm đến trái tim khán giả.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.