Người cựu chiến binh luôn nghĩ về đồng đội đã khuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Về xã Mỹ Quới, TX.Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng), chúng tôi được nghe chuyện một người cựu chiến binh - thương binh đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng xây dựng nhà thờ cúng các anh hùng liệt sĩ vốn là đồng đội của ông và của các con ông.
 

Nhà thờ cúng liệt sĩ do cụ Huỳnh Văn Quới xây dựng.
Nhà thờ cúng liệt sĩ do cụ Huỳnh Văn Quới xây dựng.

Người đó là cụ Huỳnh Văn Quới, nay đã 93 tuổi. Trò chuyện với chúng tôi, cụ Quới bồi hồi kể lại: “Tôi từng tham gia hai cuộc kháng chiến, hai người con trai của tôi cũng là những người lính.

Hết chiến tranh, cả ba cha con đều là thương binh. Tôi và người con trai lớn là thương binh hạng 2/4, còn một người con trai khác là thương binh hạng 3/4”.

Sau khi về quê hương, ông và các con rất trăn trở, nghĩ nhiều về những đồng đội một thời gian khổ của mình. Trong chiến tranh, anh em cùng chung chiến hào, chung gian lao, chia ngọt sẻ bùi. Thế nhưng, trong những năm tháng ác liệt đó, nhiều đồng đội đã ngã xuống.

 

Hai vợ chồng cụ Huỳnh Văn Quới.
Hai vợ chồng cụ Huỳnh Văn Quới.

Có người tìm được hài cốt, còn lại rất nhiều người cho đến nay vẫn không biết nằm ở đâu, không được hương khói đầy đủ…

“Chính vì thế, tôi mới nảy sinh ý tưởng và bàn với các con là sẽ xây dựng một nơi thờ cúng các liệt sĩ, không chỉ là đồng đội của tôi, của con tôi mà cho tất cả các liệt sĩ đã ngã xuống trên mảnh đất này. Thật vui khi cả gia đình tôi đều ủng hộ, và chúng tôi bắt tay thực hiện xây dựng nhà thờ các liệt sĩ ngay trong đất vườn, cạnh ngôi nhà hiện nay tôi đang ở”, ông nói.

Ông Huỳnh Tấn Lịnh, con trai cụ Quới, hiện là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Mỹ Quới, cho biết công trình được xây dựng từ năm 2014, với quy mô một trệt một lầu, tổng diện tích khoảng 500 m2, kinh phí xây dựng khoảng 500 triệu đồng đều do con cháu trong gia đình đóng góp. Phía tầng trên được dùng làm nơi thờ Bác Hồ và trưng bày các tư liệu, hình ảnh về những đồng đội của cụ Quới cũng như của hai người con trai. Phần dưới được bố trí làm nơi thờ cúng các liệt sĩ. Hiện nay công trình cơ bản đã xong nhưng vẫn còn tiếp tục hoàn thiện thêm.

Cụ bà Lê Thị Duyên (87 tuổi, vợ cụ Quới) nói thêm: “Khi nghe ổng bàn xây nhà thờ cúng liệt sĩ, tôi vui lắm. Chồng con tôi đều là người lính, thời chiến tranh, đồng đội sống chết có nhau, nay hòa bình rồi, xây nhà thờ cúng liệt sĩ để có nơi hương khói cho anh em, để các anh em về cùng với chúng tôi. Được như vậy là quá hạnh phúc…”.

Cao Xuân Lương/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).