Nghề làm hồng treo đặc sản Đà Lạt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đà Lạt và vùng phụ cận có hàng trăm hécta trồng hồng ăn trái, sản lượng hàng nghìn tấn mỗi năm. Ngoài lượng hồng tươi được đưa ra thị trường, nhiều hộ dân tại TP. Đà Lạt đã sử dụng công nghệ sấy hồng khô tự nhiên theo kiểu Nhật Bản, cho giá bán cao gấp nhiều lần cách làm truyền thống.
 



Khi mùa hồng ăn trái chuẩn bị kết thúc, đây là thời điểm những cơ sở chế biến hồng tại TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) tất bật làm hồng treo.

Nghề làm hồng treo ở Đà Lạt theo công nghệ Nhật Bản hình thành khoảng 4 năm trước sau khi những người nông dân ở đây được tiếp nhận công nghệ sấy khô từ các chuyên gia của Tổ chức JICA (Nhật Bản).

Theo quy trình này thì những trái hồng già sau khi thu hoạch sẽ được gọt sạch vỏ, sấy trong lò khoảng 3 tiếng ở nhiệt độ 5000C-6000C. Từng trái hồng sau đó được kẹp gắn tách biệt treo thành dây, không sử dụng chất bảo quản nào và nhờ gió sấy tự nhiên kéo dài khoảng 3 tuần với điều kiện thời tiết nắng ráo, nhiệt độ ngoài trời 250C-300C.

Quy trình làm hồng treo đặc sản Đà Lạt:


 

Để đáp ứng tiêu chuẩn của hồng treo, hồng được lựa chọn từ những trái già, thường là cuối mùa.
Để đáp ứng tiêu chuẩn của hồng treo, hồng được lựa chọn từ những trái già, thường là cuối mùa.
Sau khi thu hoạch, hồng được rửa sạch và gọt vỏ.
Sau khi thu hoạch, hồng được rửa sạch và gọt vỏ.
 Vỏ hồng được loại bỏ hoàn toàn trước khi đưa vào lò sấy.
Vỏ hồng được loại bỏ hoàn toàn trước khi đưa vào lò sấy.
Hồng được sấy
Hồng được sấy "sơ" khoảng 3 tiếng đồng hồ cho khô.
Sau đó từng trái hồng được đưa ra giá treo theo từng dây.
Sau đó từng trái hồng được đưa ra giá treo theo từng dây.
Hồng treo hoàn toàn dựa vào điều kiện khí hậu, không sử dụng bất cứ chất bảo quản nào.
Hồng treo hoàn toàn dựa vào điều kiện khí hậu, không sử dụng bất cứ chất bảo quản nào.
 Mỗi đợt treo hồng kéo dài trong khoảng 20 ngày.
Mỗi đợt treo hồng kéo dài trong khoảng 20 ngày.
Bà Đặng Thị Thu Vân (phường 10, TP Đà Lạt) cho biết, mỗi năm gia đình bà treo khoảng 30 tấn hồng tươi. Ngoài ra còn khoảng 100 tấn hồng tươi dùng để sấy bằng lò.
Bà Đặng Thị Thu Vân (phường 10, TP Đà Lạt) cho biết, mỗi năm gia đình bà treo khoảng 30 tấn hồng tươi. Ngoài ra còn khoảng 100 tấn hồng tươi dùng để sấy bằng lò.
Nghề làm hồng treo giúp trái hồng Đà Lạt nâng cao giá trị, làm phong phú sản phẩm từ cây đặc sản.
Nghề làm hồng treo giúp trái hồng Đà Lạt nâng cao giá trị, làm phong phú sản phẩm từ cây đặc sản.
Nhiều du khách tự tìm đến cơ sở để tận mắt thấy quy trình làm hồng treo sạch cũng như thưởng thức đặc sản ngay tại chỗ. Hồng sấy gió có vị thơm, ngọt thanh tự nhiên nên được nhiều người tiêu dùng ưa thích.
Nhiều du khách tự tìm đến cơ sở để tận mắt thấy quy trình làm hồng treo sạch cũng như thưởng thức đặc sản ngay tại chỗ. Hồng sấy gió có vị thơm, ngọt thanh tự nhiên nên được nhiều người tiêu dùng ưa thích.
Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, khoảng 7-10kg hồng tươi sẽ thu được 1kg hồng treo. Chính vì thế hồng treo có giá khá cao, trung bình khoảng 400.000-450.000 đồng/kg tùy thời điểm.
Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, khoảng 7-10kg hồng tươi sẽ thu được 1kg hồng treo. Chính vì thế hồng treo có giá khá cao, trung bình khoảng 400.000-450.000 đồng/kg tùy thời điểm.

Đoàn Kiên (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.