Chuyện chưa kể về nhọc nhằn những giáo viên dạy trẻ tự kỷ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Vất vả, kiên trì và có nhiệt huyết” là những tiêu chí đầu tiên phải có của những giáo viên giảng dạy ở các lớp dành cho trẻ tự kỷ.

Có thể nói, dạy trẻ tự kỷ là một nghề mới xuất hiện những năm gần đây, khi số lượng trẻ tự kỷ ngày càng tăng. Dạy trẻ tự kỷ là công việc vẫn chưa được xã hội biết đến và chưa nhận được sự quan tâm thì những giáo viên này phải tự tìm cách vượt lên chính mình để theo nghề.

 

Cô giáo tại lớp học Tương Lai Mới dạy học sinh.
Cô giáo tại lớp học Tương Lai Mới dạy học sinh.

Nếu ai đó đến thăm các lớp dành cho trẻ tự kỷ thì sẽ thấy rõ được sự nhọc nhằn, vất vả của những giáo viên ở đây. Tại những lớp học này giáo viên phải dạy trẻ từng những hành động đơn giản nhất như lau tay, rửa chân. Có khi, để dạy được các em biết tự lau tay và rửa chân khi bẩn các cô phải kiên trì đến hàng tuần trời.

Những hành động vô cùng đơn giản với những đứa trẻ bình thường như lắng nghe, im lặng thì lại là cả một vấn đề với trẻ tự kỷ. Trong giờ học, dù được hướng dẫn ngồi thành hàng ngay ngắn và mắt hướng lên phía trước nhưng chỉ khoảng 5 phút là 10 em trong lớp học mỗi em quay một chỗ. Em thì khóc, em thì quay lưng ra sau, em thì cắn bạn. Thậm chí có học sinh đánh cả cô giáo.

 

Các em học sinh lớp học Tương Lai Mới tập thể dục.
Các em học sinh lớp học Tương Lai Mới tập thể dục.

Chúng tôi đến thăm lớp học Tương Lai Mới (xã Vĩnh Ngọc, Đông Anh, Hà Nội) đúng vào lúc các học sinh ở đây đang tập thể dục. Theo quan sát của P.V, lớp học chỉ có 7 học sinh nhưng có tới 3 cô giáo.

Thế nhưng, chỉ đứng quan sát 10 phút thì đủ nhận thấy sự vất vả của 3 giáo viên này. Các cô hoạt động không ngừng nghỉ, hướng dẫn con xếp hàng ngay ngắn, hướn dẫn con giơ tay theo tiếng nhạc, dỗ dành, vỗ về con khóc…

Những học sinh ở lớp học Tương Lai Mới với nhiều độ tuổi khác nhau nhưng các cô luôn phải kè kè bên cạnh từng phút, mỗi bé một biểu hiện, một cá tính. Có những học sinh nói cười cả ngày nhưng có những bạn lúc nào cũng nhìn mọi thứ bằng ánh mắt thờ ơ, vô cảm với mọi thứ xung quanh và không bao giờ biết…cười.

Các cung bậc cảm xúc cũng như hành động của các bé, các cô giáo cũng khó lường được, chỉ biết hết lòng chăm sóc và dạy dỗ các con.

Có những học sinh 7 tuổi, cao lớn, nhìn kháu khỉnh, đáng yêu nhưng thỉnh thoảng lại khóc ré lên hay đang ngồi bỗng dung cắn vào tay cô giáo. Rồi có nhưng bạn 6 tuổi nhưng chưa từng biết gọi cô mỗi khi cần đi vệ sinh…

 

Cô giáo Lương Thị Bích Hạnh.
Cô giáo Lương Thị Bích Hạnh.

Chia sẻ với P.V, cô giáo Lương Thị Bích Hạnh -  giáo viên tại lớp học can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ có tên  Tương Lai Mới cho hay: “Với mỗi học sinh ở đây, hàng ngày giáo viên phải ghi chép sự theo dõi một cách đầy đủ. Cho đến giờ này, có những giáo án dành cho học sinh dày đến cả gang tay.

Chăm sóc cho các con bữa ăn, giấc ngủ đã vất vả rồi, chăm sóc cho trẻ đặc biệt còn vất vả hơn. Có những học sinh đã lớn nhưng cũng không biết lau tay khi bẩn, hay ngay cả việc đi vệ sinh cũng… tùy hứng mà không bao giờ gọi cô.

Đó là chưa kể, các con còn là những đứa trẻ nhạy cảm với tất cả những gì diễn ra xung quanh. Chỉ cần thay đổi thời tiết là các con khó ăn, khó ngủ, quấy khóc, có bé bứt rứt cứ đập đầu vào tường. Các cô thường phải xoa lưng, vỗ về và chiều chuộng hơn để các con bớt căng thẳng”.

Theo cô Hạnh, mỗi ngày được thấy các con một tiến bộ dù chỉ là những biểu hiện chỉ rất nhỏ thôi là cũng đủ khiến các cô vui cả ngày hôm đó. Hơn nữa, khi được phụ huynh tin tưởng, đồng hành cùng trong việc dạy dỗ các con, thấy danh sách các bạn được hòa nhập ngày một nhiều là động lực lớn nhất để các cô ở lớp học Tương Lai Mới nỗ lực hơn nữa.

Mặc dù công việc mệt mỏi, căng thẳng, áp lực và mức lương thấp nhưng với cô Hạnh và những giáo viên tại lớp học Tương Lai Mới vẫn có rất nhiều niềm vui không cứ phải vào những ngày kỷ niệm như 20.11.

Nói về những trăn trở với trẻ tự kỷ, cô Hạnh cho hay: “Hiện nay việc tạo điều kiện cho trẻ tự kỷ hòa nhập tại các trường bình thường là điều vô cùng khó khăn. Nhiều bé đã được can thiệp sớm, đã trở thành những bé bình thường nhưng vẫn bị các trường từ chối nhận dạy vì sợ ảnh hưởng đến những bạn khác”.

Hoàng Thanh/infornet

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

Ngọn đồi A1 giờ đã ngủ yên dưới tán lá xanh ngát của những cây nhãn, vải, tếch, phượng đỏ, tùng, thông, đa, tre… và điểm xuyết thêm màu trắng tinh khôi của hoa ban. Du khách đến đây, ai cũng dừng lại hồi lâu trước dòng chữ “A1: bùn - máu và hoa” được đặt trang trọng trên đỉnh đồi.
Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.