Sống khổ trên… mỏ vàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đất ruộng màu mỡ bị đào tung để lấy vàng, đến khi trả lại đất thì toàn cát sỏi, bạc màu, không thể canh tác. Từ chỗ là mảnh đất nuôi sống gia đình, nay đất xấu phải bỏ hoang, nhiều hộ dân ở xứ vàng đang rơi vào túng thiếu.

Ruộng, rẫy hóa sỏi đá

Từ khoảng năm 2010 - 2011, UBND tỉnh Kon Tum đã cấp phép cho 3 doanh nghiệp khai thác vàng sa khoáng dọc sông suối ở các huyện Đak Tô, Ngọc Hồi, Đak Glei với diện tích hàng trăm ha. Đó là các Công ty TNHH Khai thác khoáng sản Bình Giang, Công ty TNHH Kim Sơn Thủy và Công ty CP Thép Đông Á.

 

Bà Y Tun ngán ngẩm vì khu đất ruộng phải bỏ hoang sau khi giao cho công ty khai thác vàng.
Bà Y Tun ngán ngẩm vì khu đất ruộng phải bỏ hoang sau khi giao cho công ty khai thác vàng.

Các doanh nghiệp này đã ồ ạt đưa máy móc vào “chặt khúc” các lòng sông, suối, thậm chí mua thêm rẫy sản xuất để khai thác vàng. Dù việc khai thác vàng của các doanh nghiệp đã chấm dứt nhiều năm nhưng hệ lụy để lại rất lớn.

Có mặt tại sông Pô Cô, đoạn chảy qua thôn Long Dôn, xã Đak Ang, huyện Ngọc Hồi, nơi từng được cấp phép cho Công ty CP Thép Đông Á, một bên sông là khu đất đỏ trải dài với bề mặt chi chít sỏi, đá. Thời gian qua, nhiều trận mưa trút xuống làm đất đai bị cuốn trôi, hình thành nhiều hố.

Theo lãnh đạo thôn Long Dôn, khu đất trên vốn là rẫy trồng mì, bắp của người dân. Vào năm 2013, công ty mua đất rẫy này, hứa khai thác xong sẽ hoàn thổ và trả lại cho dân. Hai năm sau, công ty trả lại đất nhưng lại toàn sỏi đá, không trồng cây được, từ đó đất bỏ hoang.

Chỉ riêng thôn Long Dôn, tổng diện tích đất sản xuất dân bán cho công ty để khai thác vàng, bây giờ bỏ hoang không sản xuất được là khoảng 10ha.

Xuôi về suối Đak Mỹ (một nhánh của sông Đắk Pét, thuộc xã Đak Pét, huyện Đak Glei) đoạn qua 2 thôn Peng Sang Peng và Đak Đoát, nơi từng được cấp phép khai thác vàng cho Công ty TNHH Kim Sơn Thủy, hai bên suối bị băm vằm để khai thác vàng, nay trở thành nhiều bãi bồi hoặc hình thành những ụ đất.

Ruộng rẫy của dân cũng hóa thành bãi đất hoang. Khu ruộng của gia đình bà Y Tun (thôn Peng Sang Peng) rộng khoảng 1.500 m2 nằm dọc suối Đắk Mỹ, từng là nơi cung cấp gạo cho 6 miệng ăn trong gia đình. Nay mảnh đất này biến thành bãi “chiến trường” bởi đất đá chất đống, cỏ mọc um tùm.

Theo gia đình bà Y Tun, năm 2011, công ty mua đất này với giá 50.000 đồng/m2. Vì nghĩ công ty chỉ mua đất để khai thác vàng 1 năm, sau đó hoàn thổ cho gia đình canh tác nên đã đồng ý.

Tuy nhiên, khi trả đất, công ty có hoàn thổ nhưng làm chưa hết, còn nhiều cát, sỏi, không trồng lúa lại được. Gia đình đành khắc phục bằng cách xúc đất đổ bồi trên 100m2 để trồng cỏ cho bò, phần diện tích còn lại thì đành bỏ hoang 5 năm nay.

Chính quyền cũng kêu khổ

Ông A Mrát, Trưởng thôn Đak Đoát, xã Đak Pét (huyện Đak Glei), cho biết tổng số diện tích ruộng, rẫy dọc suối dân trong thôn bán cho công ty khai thác vàng ước tính khoảng 12 ha.

Khi trả đất cho dân, nhiều nơi công ty không chịu hoàn thổ như cam kết. Đất trả lại cho dân không sản xuất được, phải bỏ hoang. Tương tự, ông A Mốk, Trưởng thôn Peng Sang Peng, cho biết có khoảng 20 ha đất trồng mì và lúa của dân được công ty mua với giá 20.000 đồng/m2. Sau gần 1 năm xới đất làm vàng, công ty trả lại đất cho dân nhưng không hoàn thổ như đã hứa.

Theo ông Kring Sa Tiểng, Phó Chủ tịch UBND xã Đak Pét, trên địa bàn xã có Công ty TNHH Kim Sơn Thủy được cấp phép khai thác vàng nhưng việc khai thác đã chấm dứt cách đây 5 năm.

Khai thác xong, công ty chỉ hoàn thổ khoảng 80% diện tích và cũng không thực hiện đầy đủ cam kết về các nội dung hỗ trợ tiền, sử dụng lao động địa phương.

Không những vậy, từ khi Công ty TNHH Kim Sơn Thủy được cấp phép khai thác, người dân cũng ồ ạt đi khai thác trái phép, làm mất an ninh, địa phương phải tốn kém tiền bạc, thời gian đi truy quét.

 

Cho phá rừng để khai thác vàng

Năm 2015, Bộ TN-MT cấp giấy phép cho Công ty CP Tấn Phát khai thác quặng vàng bằng phương pháp lộ thiên và hầm lò tại khu vực Đak Blô, xã Đak Blô, huyện Đak Glei (tỉnh Kon Tum), với thời hạn 15,5 năm kể từ ngày ký.


Tháng 11-2015, UBND tỉnh Kon Tum quyết định thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất với diện tích 47,95 ha đất rừng tự nhiên (trong đó, 41,9 ha rừng, 4,18 ha đất lâm nghiệp và 1,87 ha đất khe suối, đất trống) tại tiểu khu 9, xã Đak Blô, sang đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản và cho công ty này thuê đất để thực hiện dự án đầu tư công trình khai thác và tuyển quặng vàng.
 

Tại Quyết định 344, ngày 7-4-2016, Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum cấp phép khai thác tận dụng gỗ bằng hình thức khai thác trắng diện tích rừng nói trên để phục vụ dự án khai thác vàng.

Ông Trịnh Xuân Lộc, Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Glei, thừa nhận, trong quá khứ, có dự án khai thác vàng của doanh nghiệp ảnh hưởng đến môi trường, mất an ninh trật tự.

Vì thế, huyện từng đề xuất UBND tỉnh xem xét có thể hết thời hạn giấy phép thì cho dừng hoặc chưa hết cũng cho dừng. Cũng theo ông Lộc, nếu lấy đất sản xuất để khai thác vàng biết bao giờ mới phục hồi được, có khi còn bị mất hẳn đất.

Thực tế cũng có việc người dân và các công ty ngầm bắt tay mua bán đất để khai thác vàng. Để ngăn chặn, đối với những dự án khai thác vàng trước đây và nay, UBND huyện khuyến cáo, chỉ đạo không được sang nhượng, mua bán trái phép đất sản xuất của dân.

Hữu Phúc/sggp

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.