Chông chênh đường đến trường của hai học trò nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hai đứa nhỏ ở cái tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới" đã phải cùng gia đình mưu sinh. Con đường học hành phía trước của các em hẳn là sẽ còn lắm chông chênh.

Đó là hoàn cảnh của hai em Phạm Hồng Phúc (học sinh lớp 9) và Nguyễn Hữu Toàn (học sinh lớp 8A2) cùng học tại Trường THCS Nhị Quý, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Phúc thì mồ coi cha, còn Toàn thì sớm thiếu vắng tình thương của mẹ.

 

Nhà nghèo đến chiếc bàn học Toàn cũng không có.
Nhà nghèo đến chiếc bàn học Toàn cũng không có.

Nương náo ông bà nội

"Còn cha, còn mẹ thì hơn. Không cha, không mẹ như đờn đứt  dây" - cha mẹ còn đó nhưng em Nguyễn Hữu Toàn, chẳng khác nào một dây đờn đứt dây bơ vơ giữa cuộc đời.

Cha của Toàn bị bệnh tâm thần sống nửa tỉnh, nửa mê. Khi Toàn lên hai tuổi, mẹ em đã rời bỏ ba cha con. Bác sĩ, chẩn đoán cha Toàn bị bệnh tâm thần phải chữa trị nhưng vì hoàn cảnh quá nghèo, phải để ở nhà. Lúc tỉnh còn đỡ những lúc cha Toàn lên cơn, cả nhà luôn sống trong cảnh phập phồng,...

Thiếu vắng sự chăm sóc dạy dỗ của cha, thiếu đi hơi ấm tình thương của mẹ nhưng em Hữu Toàn rất ngoan, rất nghe lời ông bà nội. Nhà nội của Toàn nghèo, nghèo lắm. Cái "sổ hộ nghèo "cứ bám dai dẳng  theo suốt gia đình này. Nhà chỉ có nửa công đất đủ cất căn nhà cũng là nơi tá túc của ba thế hệ.

Bà Tạ Thị Dung, bà nội Toàn có cả thảy 4 đứa con nhưng cha Toàn thì bệnh thần kinh, một đứa con gái khác thì bị bệnh tim cũng dang dỡ chuyện hôn nhân. Bà Dung cùng lúc nuôi hai người con bệnh và ba đứa cháu nhỏ. Công việc chính của mấy bà cháu là nhổ lông gà, lông vịt mướn. Tiền công mỗi con là 15.000 đồng.

Toàn năm nay đã lên lớp 8, người gầy nhom chẳng khác nào một cậu bé lớp 6. Toàn kể ngoài giờ học ở trường, cậu lủi thủi về nhà phụ ông bà nội. Không có tiền đi học thêm, Toàn nỗ lực học không ngừng.

"Nếu không bị khống chế, năm học trước con đã đạt học sinh giỏi rồi" - Toàn tiếc nuối. Cách đây 2 năm Toàn đã biết phụ ông bà nhổ lông gà lông vịt. Hiện nay em không chỉ thạo việc mà còn nhổ rất nhanh.

"Khuya, con phải thức sớm để phụ ông bà nội nhổ lông gà, lông vịt rồi đi học. Nhìn cái áo trắng đi học đã ố màu lại ngắn củn cỡn, bà nội Toàn đượm buồn: "Quần áo của nó mặc là quần áo cũ của người ta cho, thôi thì cũ người mới ta. Nghèo nên phải chịu".

Toàn không nhớ nỗi đã bao lâu chưa gặp mẹ. Toàn bảo con thương cha. Toàn cũng nói Toàn nhớ mẹ nhưng chỉ nhớ lén. Mỗi khi nhìn thấy các bạn được mẹ đưa đi học, Toàn lại khóc. Toàn bảo Toàn cũng sợ, sợ bà nội cho nghỉ học vì hoàn cảnh neo đơn mà nội thì già rồi...

Khi hỏi về ước mơ, Toàn bảo: "Rồi Toàn lại mơ ước: "Khi có xe đạp, con nhớ em gái con, con đạp xe về ngoại thăm em được luôn... Con cũng muốn có cái cặp mới để trời mưa khỏi ướt tập...".

Chị nghỉ học nhường cho hai em

 

Được chị nhường suất đi học Phúc luôn nổ lực học để không phụ lòng chị và mẹ.
Được chị nhường suất đi học Phúc luôn nổ lực học để không phụ lòng chị và mẹ.

Về ấp Quý Chánh, xã Nhị Quý, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang) hỏi thăm nhà của bà Phan Thị Trọn hầu như ai cũng biết. Bốn mẹ con bà Trọn được nhiều người biết đến vì hoàn cảnh nghèo túng lại mẹ góa, con côi.

Căn nhà bà trọn đang ở được xây từ lúc chồng bà còn sống. Lúc đó, mái ấm rôm rả tiếng cười hơn khi hai vợ chồng có thêm đứa con thứ ba. Chồng bà Trọn chỉ làm thuê làm mướn nhưng nổi tiếng siêng năng nên mấy mẹ con chẳng lo cái ăn, cái mặc.

Mọi thứ bỗng chốc thay đổi khi chồng bà bị xuất huyết não ra đi đột ngột. Căn nhà mới chưa kịp quét vôi, ba đứa con nheo nhóc chỉ còn bà Trọn là chỗ dựa. "Ảnh cũng mất được 5 năm rồi giờ hỏi tui đã vượt qua bằng cách nào tui cũng không nhớ nỗi. Cứ phải bươn chải kiếm cái ăn cho con. May nhờ hàng xóm và nhiều nhà hảo tâm cũng hay lui tới cho gạo, cho mì" - bà Trọn kể.

Gần đây nhất bà Trọn được hỗ trợ chiếc máy may rồi mấy mẹ con nhận túi xách về may gia công. Làm ròng rã cả ngày, bà Trọn cũng kiếm được tròn trèm 2 triệu đồng/tháng. Cùng lúc ba đứa con đều đi học bà Trọn lo không nỗi nên buộc lòng phải cho đứa con gái lớn nghỉ học.

 

Hai đứa học rất ngoan

Thầy Lê Quang Minh - hiệu trưởng Trường THCS Nhị Quý, cho biết cả Toàn và Phúc đều là học sinh khá. Gia cảnh của hai em đều rất khó khăn nhưng vẫn nỗ lực đến lớp.

Nếu như Toàn đang nương tựa với ông bà nội đã già, mẹ bỏ đi, cha bị bệnh tâm thần thì cha Phúc mất sớm, mẹ may túi xách nuôi 3 con đi học. Do hoàn cảnh, chị gái lớn của Phúc đã dỡ dang việc học.

"Hai đứa học rất ngoan. Hoàn cảnh khó khăn hai em đều biết phụ giúp gia đình nên được thầy cô và bạn bè yêu quý" - thầy Minh nhận xét.

Ban đầu bà Trọn cũng sợ con buồn vì đứa được đi học đứa phải ở nhà phụ mẹ nhưng cô con gái đầu Phạm Hồng Hạnh sớm hiểu chuyện, thương em nên đồng ý nhường việc đi học cho hai em.

Riêng Phạm Hồng Phúc, con gái giữa đang học sinh lớp 9, Trường THCS Nhị Quý, cũng là một tay may túi xách thành thạo. Vừa tan lớp Phúc liền về nhà phụ mẹ và chị may. Phúc ít nói nhưng rất biết nghĩ. Em sắp xếp việc may túi xách và việc học phù hợp để có thể học tốt.

Nhiều năm liền dù điều kiện học tập eo hẹp nhưng Phúc đều đạt học sinh khá, giỏi của lớp.Trong căn nhà không có sự chở che của người chồng, người cha mọi khó khăn vẫn còn đó. Một đứa đã phải nghỉ học. Tiếng may bao đều đều vang lên là hy vọng bấu víu của Hạnh và em trai trên bước đường đi học sắp tới.

Ngọc Tài/tuoitre

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

Ngọn đồi A1 giờ đã ngủ yên dưới tán lá xanh ngát của những cây nhãn, vải, tếch, phượng đỏ, tùng, thông, đa, tre… và điểm xuyết thêm màu trắng tinh khôi của hoa ban. Du khách đến đây, ai cũng dừng lại hồi lâu trước dòng chữ “A1: bùn - máu và hoa” được đặt trang trọng trên đỉnh đồi.
Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.