Cây hoang dã xóa nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dãy núi Thiên Nhẫn (thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) có bạt ngàn rừng cây trện xanh ngắt. Đây là loại cây hoang dã mọc xen kẽ giữa rừng cây keo tràm, thông. Ngày xưa, do loài cây này ít có giá trị nên người dân địa phương đã chặt bỏ hoặc mang về làm củi đốt.

Nhưng hơn 10 năm trở lại đây, ít ai nghĩ rằng cây trện đã trở thành “vàng” mang lại nguồn thu nhập đáng kể, bền vững cho nhiều hộ dân nơi đây.

Hương Sơn là một huyện miền núi, có nhiều xã nằm cạnh dãy núi Thiên Nhẫn. Nhiều hộ dân nơi đây hiện đang sở hữu diện tích đất rừng có cây trện tự nhiên. Hàng năm, cây trện (chủ yếu dùng làm chổi) đã mang lại nguồn thu nhập khá cao, ổn định cho người dân. Trong đó, Tân Thịnh và Đại Thịnh (xã Sơn Thịnh) là 2 thôn có nhiều hộ dân sở hữu diện tích rừng có cây trện lớn nhất, phát triển tốt nhất huyện.

 

Bà Phạm Thị Lý cắt tỉa những cây trện mọc  tự nhiên tại trang trại của mình.
Bà Phạm Thị Lý cắt tỉa những cây trện mọc tự nhiên tại trang trại của mình.

Bà Phạm Thị Lý (57 tuổi, ở thôn Tân Thịnh, là chủ của trang trại khoảng 1ha rừng có cây trện mọc tự nhiên xen kẽ), cho biết: Nhiều năm nay không chỉ có người dân xã Sơn Thịnh mà các xã Sơn Lễ, Sơn Tân, Sơn Tiến… cũng thu nhập khá cao nhờ loại cây này. Nhiều nhất là ở thôn Tân Thịnh, Đại Thịnh, trong đó hộ ít nhất có 0,5 - 1ha, nhiều nhất 2 - 3,5ha. Từ khi thương lái về thu mua nhiều, giá cao, số lượng lớn, người dân bắt đầu quan tâm chăm sóc loại cây này. Theo bà Lý, khi cây trện tốt thì dùng liềm cắt tỉa cành và cột thành từng bó lớn, gánh về nhà phơi khô, chà xát để hoa, hạt trện tách rời, rồi sắp gọn lại, nhập cho thương lái với giá bán tại chỗ là 170.000 đồng/10kg. Sau mỗi lần cắt tỉa cành trện đều phải làm sạch cỏ dại, cây tạp và bón phân đạm tổng hợp để giúp cây tiếp tục phát triển, thu hoạch theo hình thức cuốn chiếu quanh năm. “Do trện là cây hoang dã mọc tự nhiên nên đầu tư vốn ít, chỉ cần bón ít phân đạm tổng hợp và công chăm sóc. Nhiều năm nay, nhờ có thu nhập từ cây trện mà người dân trong vùng đã khá giả”, bà Lý chia sẻ.

Bà Lê Thị Lộc (ở thôn Tân Thịnh) cho biết: So với trồng lúa, khoai, đậu, bắp… thì cây trện mang lại thu nhập cao hơn gấp 4-5 lần. Mặc dù trện là cây mọc tự nhiên, nhưng cũng phải thường xuyên làm cỏ, cắt đào cây dại xung quanh và bón phân đạm tổng hợp cho trện phát triển tốt, nếu không thì cỏ dại mọc ăn hết. Tương tự, ông Tống Trần Hoan (62 tuổi, ở thôn Tân Thịnh) cho biết: Cây trện mọc tự nhiên, do thiên nhiên ban tặng và mang lại hiệu quả cao, ít tốn đầu tư, nên hiện nay người dân không còn mặn mà với việc trồng cây keo tràm truyền thống nữa, vì các loại cây này không những không hiệu quả mà còn kìm hãm sự phát triển của cây trện và nhiều cây trồng khác. Ngoài ra, cây keo tràm ít ai khai thác, thu mua. Cây trện rất dễ bán, thu nhập quanh năm suốt tháng; hạt và hoa trện còn bán được để làm dầu với giá 20.000 - 25.000 đồng/bao. Theo ông Hoan, hơn 10 năm trở lại đây, cây trện mang lại thu nhập cao và bền vững. Người dân trong vùng cũng đã liên hệ với cơ quan chức năng để hy vọng nghiên cứu ươm giống trồng phổ biến, nhưng không được, vì loại cây này hoàn toàn hoang dã, mọc tự nhiên. Cây trện chủ yếu được thương lái ở Nghệ An vào thu mua, sau đó họ tiếp tục vận chuyển đi nhiều tỉnh, thành phố khác bán.

Ông Nguyễn Hữu Đông-Chủ tịch UBND xã Sơn Thịnh, cho biết: Tổng diện tích đất có rừng của toàn xã là 140 ha, trong đó 70ha diện tích có cây trện rừng mọc tự nhiên. Hơn 50 hộ dân có diện tích rừng có cây trện xen kẽ, với thu nhập bình quân trên 30 triệu đồng/ha cây trện/năm. Đây cũng là xã có diện tích rừng có cây trện mọc tự nhiên lớn nhất huyện, trong đó tập trung ở thôn Tân Thịnh và Đại Thịnh, vì đất núi ở đây rất phù hợp. “Cây trện không chỉ góp phần nâng cao thêm nguồn thu nhập cho người dân, cải thiện cuộc sống, xóa đói giảm nghèo mà hàng năm nó còn đóng góp đáng kể vào ngân sách của xã”, ông Đông nói.

Dương Quang/sggp

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...