Rừng thông đỏ bị xâm hại-kỳ 2: Triệt hạ không thương tiếc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dù thông đỏ trên núi Voi được gắn số quản lý, khoanh thành "vùng bất khả xâm phạm" nhưng quần thể loài cây quý duy nhất ở Việt Nam này đang từng ngày bị lâm tặc "xẻ thịt".


Núi Voi là nơi có quần thể thông đỏ duy nhất tại Việt Nam, trải dài qua các xã Hiệp An, Hiệp Thạnh của huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Những gì mà chúng tôi ghi nhận được cho thấy loài cây quý này đang bị tàn sát trước sự bất lực của cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương.

Núi Voi "chảy máu"

Từ ngã ba Quạt Gió (xã Định An, huyện Đức Trọng) bọc ngang đường cao tốc Liên Khương, phải mất gần 2 giờ đi qua đường rừng, dốc dựng thẳng đứng, chúng tôi mới tiếp cận được vạt rừng thông đỏ. Ngay trước mắt chúng tôi là một cây thông đỏ lớn bị đốn hạ cách đây không lâu.

 

Một cây thông đỏ lớn tại tiểu khu 277B thuộc lâm phận do BQL rừng Đại Ninh quản lý vừa bị lâm tặc đốn hạ.
Một cây thông đỏ lớn tại tiểu khu 277B thuộc lâm phận do BQL rừng Đại Ninh quản lý vừa bị lâm tặc đốn hạ.

Ông H.A.D, người dẫn đường, nói nếu tính theo đường chim bay thì từ cao tốc Liên Khương đến vị trí cây thông đỏ bị chặt hạ chưa đầy 2 km. "Ở đây, người đồng bào chúng tôi không lấy loại gỗ này làm gì cả, chỉ có những người sành về nó, thích chơi nổi và có thế lực lớn mới dám cắt hạ ở vị trí gần như vậy. Chúng tôi được tuyên truyền đây là một loài cây được nhà nước bảo tồn đặc biệt, đụng vào là tù mọt gông. Dân chúng tôi chẳng ai dám đụng vào cả" - ông D. giãi bày.

Mất thêm 1 giờ trèo núi, vượt rừng, chúng tôi đến độ cao 1.400 m ở tiểu khu 277A-B (xã Hiệp Thạnh), nơi có quần thể thông đỏ Taxus wallichiana Zucc lớn nhất Việt Nam. Ngay tại tọa độ X-Y: 0573210-1307884 của tiểu khu 277A, chúng tôi ghi nhận cây thông đỏ to đến hơn 3 người ôm bị chặt hạ. Lâm tặc đã "xẻ thịt" cây thông này và lấy đi, hiện trường chỉ còn trơ lại đống cành lá héo úa. Ông D. áng chừng phần thân của thông đỏ cổ thụ này phải dài đến hơn 20 m và số gỗ có được cả chục mét khối.

Chung quanh cây thông này là những cây thông đỏ khổng lồ đã bị triệt hạ từ bao giờ, chỉ còn trơ gốc và một số bìa gỗ.

Vào sâu thêm một đoạn nữa, chúng tôi phát hiện 1 cây thông đỏ có đường kính khoảng 90 cm bị đốn hạ. Lâm tặc cũng đã kịp thời tẩu tán gỗ. Vết tích mùn cưa, ván bìa và đống cành vứt bỏ cho thấy cây thông này bị "xẻ thịt" mới chỉ vài ngày.

Nhìn những cây thông đỏ bị đốn hạ, chúng tôi không thể không đặt câu hỏi vì sao từ năm 2008, rừng thông đỏ ở Lâm Đồng đã được khoanh thành "vùng bất khả xâm phạm" nhưng quần thể cuối cùng còn sót lại này vẫn tiếp tục "chảy máu"? Lạ hơn nữa, hầu hết thông đỏ trên núi đều được đơn vị chủ rừng là Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Đại Ninh phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng cùng các cơ quan chức năng kiểm kê, gắn số quản lý.

Dưới phá rừng, trên không biết

Ông Nguyễn Văn Trung, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng, cho biết khoảng đầu tháng 6 vừa qua, từ phản ánh của người dân về tình trạng chặt phá thông đỏ, hạt đã cử lực lượng làm rõ.

Qua kiểm tra, Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng phát hiện tại lô C1, khoảnh 2, tiểu khu 277B, lâm phận do BQL rừng phòng hộ Đại Ninh quản lý, có 1 cây thông đỏ bị khai thác trái phép. Đường kính tại vị trí gốc chặt là 50 cm, chiều dài thân cây 8 m. Cây thông đỏ này bị cắt thành 3 lóng. Trong đó, 2 lóng bị lấy khỏi hiện trường; lóng còn lại đường kính 35 cm, dài 2,5 cm, khối lượng gỗ 0,240 m3. Lóng gỗ này bị sam mục, sâu bệnh, không còn giá trị sử dụng. Theo ông Trung, cây thông đỏ bị khai thác trái phép chưa thống kê và đánh số thứ tự trong phương án bảo vệ.

Ngoài ra, theo Báo cáo số 248/BC-HKL ngày 9-6 của Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng, trong quá trình kiểm tra, ông Bùi Đình Trung, cán bộ phụ trách tiểu khu 277B thuộc BQL rừng phòng hộ Đại Ninh, cung cấp cho tổ công tác 1 biên bản kiểm tra (không phải mẫu biểu quy định dành cho đơn vị chủ rừng). Biên bản này chỉ ghi ngày 11-2-2017 "phát hiện khai thác rừng trái phép" mà không lập hồ sơ vụ vi phạm theo biểu mẫu. Vụ việc sau đó cũng không được báo cáo lên hạt kiểm lâm để xác minh, điều tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Lý giải về việc phát hiện thông đỏ bị khai thác trái phép nhưng không báo cáo lên Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng, ông Hoàng Hồng Quang, Phó BQL rừng phòng hộ Đại Ninh, thừa nhận là có sai sót vì không báo cáo bằng văn bản. "Ngày 11-2-2017, anh em BQL rừng kiểm tra phát hiện, lập biên bản hiện trường cây thông đỏ bị chặt hạ tại tiểu khu 277B. Đến ngày 14-3, lực lượng BQL rừng phòng hộ Đại Ninh tiếp tục lên hiện trường theo dõi và báo cáo bằng miệng với kiểm lâm địa bàn là ông Nguyễn Vinh Quang rồi" - ông Quang phân trần.

 

Làm rõ nguồn gốc gỗ trong nhà trưởng ban quản lý rừng

Ngày 3-8, ông Phạm Văn Huy cho biết đã nhận được báo cáo từ Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng về số lượng gỗ không rõ nguồn gốc nghi là thông đỏ phát hiện tại nhà ông Nguyễn Văn Nhẫn, Trưởng BQL rừng phòng hộ Đại Ninh (Báo Người Lao Động số ra cùng ngày đã phản ánh). Theo ông Huy, trước mắt, Chi cục Kiểm lâm tỉnh bàn giao cho thanh tra pháp chế làm rõ, đồng thời báo cáo nhanh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng để có hướng xử lý tiếp theo.

Cùng ngày, Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng đã gửi giấy mời ông Nhẫn đến làm việc để làm rõ nguồn gốc gỗ nêu trên.

Ông Phạm Văn Huy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng, xác nhận có nắm thông tin về tình trạng đốn hạ thông đỏ trên núi Voi. Tuy nhiên, đến nay, chi cục vẫn chưa nhận được văn bản báo cáo cụ thể. "Chúng tôi đang rà soát tất cả các báo cáo để có hướng điều tra, xử lý" - ông Huy nói.

Sau khi phóng viên Báo Người Lao Động cung cấp các thông tin, hình ảnh cũng như tọa độ, vị trí cây thông đỏ có đường kính lớn vừa bị triệt hạ, ông Huy đã cho đối chiếu ngay. "Đây là vị trí rất mới và có khả năng một cây thông đỏ khác bị cắt hạ. Chúng tôi sẽ cắt cử người đến hiện trường điều tra làm rõ" - ông Huy khẳng định.

Đình Thi/nld

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.