Những mảnh đời ẩn mình dưới núi chân chim…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trại Phong Đá Bạc nằm trên địa bàn xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, Hà Nội (cách trung tâm Hà Nội khoảng 50 km), một địa danh mà có thể bị rơi vào lãng quên từ lâu.
 

Quang cảnh khu trại phong Đá Bạc bị bỏ hoang, nằm ẩn mình dưới núi Chân Chim thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Quang cảnh khu trại phong Đá Bạc bị bỏ hoang, nằm ẩn mình dưới núi Chân Chim thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Thành lập từ những năm cuối của thập kỷ sáu mươi, gần năm mươi năm qua, trại phong Đá Bạc đã có nhiều thay đổi. Có những người đã đến và đi, nhưng cũng có những người đã gắn bó với khu trại như một căn nhà thứ hai, một quê hương thứ hai của mình.

Nằm dưới chân núi chân chim - nơi mà người ta ví như một Phan-Xi-Păng của riêng Hà Nội, có người đã được tận hưởng cảm xúc của một gia đình hạnh phúc. Nhưng cũng có người đã để lại tuổi thanh xuân lụi tàn trong trại phong  Đá Bạc vĩnh viễn.

Lần đầu chúng tôi tìm đến trại phong Đá Bạc khá vất vả trong việc tìm đường. Chúng tôi rẽ vào một con dốc đường đất và đi sâu vào trong. Càng vào sâu, không gian vắng lặng không bóng người khiến người ta càng cảm thấy nơi đây thật tĩnh mịch và ảm đạm. Sau một hồi quanh co trên con đường đất đồi, chúng tôi đã tới. Trại Phong Đá Bạc nằm trên địa bàn xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, Hà Nội (cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km), một địa danh mà có thể bị rơi vào lãng quên từ lâu. Nhưng nơi đây vẫn còn gần chục cụ già bị bệnh phong đang sống tách biệt với cộng đồng.

Dừng xe bên cạnh dãy nhà mái bằng cũ nát được xây cũng khoảng một vài thập kỷ nay. Tất cả đều cũ kỹ và xập xệ - cô quạnh và túng thiếu, họ đang rất cần sự giúp đỡ. Thấy có bóng người tới thăm, các cụ vui khôn tả. Chỉ cần nghe câu chào cụ thôi là mắt các cụ lại đỏ hoe, miệng mếu xệch thì có lẽ ai cũng hiểu các cụ thiếu thốn tình thương yêu đến mức nào.

Họ sống trong sự mặc cảm, trong sự tủi thân với đời, với những con người ngoài số phận và với cả căn bệnh phong quái ác khiến ánh nhìn của những cụ tại đây đầy lạnh lẽo, đầy đau xót nhưng vẫn ánh lên nỗi khát khao.

 

Dãy nhà cũ nát xập xệ, nơi ở của những người mắc bệnh phong…
Dãy nhà cũ nát xập xệ, nơi ở của những người mắc bệnh phong…
…và sau những cánh cửa là một mảnh đời, người may mắn thì đã có gia đình, con cái đề huề trước khi bị bệnh. Nhưng cũng có những người đã phải chôn vùi tuổi thanh xuân của mình mãi mãi.
…và sau những cánh cửa là một mảnh đời, người may mắn thì đã có gia đình, con cái đề huề trước khi bị bệnh. Nhưng cũng có những người đã phải chôn vùi tuổi thanh xuân của mình mãi mãi.
Cụ Nguyễn Thị Sợi (76 tuổi, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) tâm sự:
Cụ Khuất Thị Oanh (Phú Thọ, 70 tuổi), vào trại phong Đá Bạc năm 24 tuổi, tính đến nay cũng đã hơn 45 năm. Hàng ngày, cụ vẫn tự nấu cơm và giặt quần áo cho bản thân.
Cụ Khuất Thị Oanh (Phú Thọ, 70 tuổi), vào trại phong Đá Bạc năm 24 tuổi, tính đến nay cũng đã hơn 45 năm. Hàng ngày, cụ vẫn tự nấu cơm và giặt quần áo cho bản thân.
Cụ bà Nguyễn Xuân Vui (80 tuổi, Sóc Sơn, Hà Nội). Cụ Vui cũng vào đây điều trị bệnh từ năm 1961. Mấy tháng trước, cụ Vui bị ngã gãy chân nên phải bó bột, giờ đi lại càng trở lên khó khăn hơn.
Cụ bà Nguyễn Xuân Vui (80 tuổi, Sóc Sơn, Hà Nội). Cụ Vui cũng vào đây điều trị bệnh từ năm 1961. Mấy tháng trước, cụ Vui bị ngã gãy chân nên phải bó bột, giờ đi lại càng trở lên khó khăn hơn.
Những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên tại khu trại phong Đá Bạc.
Những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên tại khu trại phong Đá Bạc.
Các bạn trẻ trong CLB Hành Trình Nhiệt Huyết đến thăm hỏi động viên các cụ.
Các bạn trẻ trong CLB Hành Trình Nhiệt Huyết đến thăm hỏi động viên các cụ.

Lã Anh/sggp

Có thể bạn quan tâm

Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...
Chạm đến ước mơ bằng tình thương

Chạm đến ước mơ bằng tình thương

“Tạo hóa không sinh ra ai để sống những tháng ngày vô nghĩa. Dù chào đời không nhìn thấy ánh sáng, nhưng tôi tin rằng, bằng tình yêu thương, niềm tin và hy vọng, một ngày tôi sẽ chạm đến ước mơ của riêng mình”. Đó là chia sẻ của Nghiêm Vũ Thu Loan, Chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam.