Kỷ vật của mẹ: Chiếc lư hương và cây đèn dầu làm ám hiệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không chỉ hiến dâng những đứa con thương yêu, các mẹ còn là những người chở che, cảnh giới cho bộ đội như lời bài hát Huyền thoại mẹ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Mẹ về đứng dưới mưa/Che đàn con nằm ngủ/Canh từng bước chân thù/Mẹ ngồi dưới cơn mưa”...

Lư hương bằng phụ tùng máy bay

 

Cây đèn dầu được Mẹ VN anh hùng Lê Thị Trị hiến tặng cho bảo tàng.
Cây đèn dầu được Mẹ VN anh hùng Lê Thị Trị hiến tặng cho bảo tàng.

Mẹ Văn Thị Thừa (sinh năm 1915, ở xã Duy An, nay là TT.Nam Phước, H.Duy Xuyên, Quảng Nam) là một trong số ít mẹ VN anh hùng được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Năm 1967, mẹ Thừa cùng lúc phải gánh chịu 3 cái tang, chồng (Nguyễn Thừa) và 2 con trai (Nguyễn Thứ, Nguyễn Y) đã ngã xuống trong trận chiến ác liệt tại địa bàn lân cận thuộc H.Quế Sơn. Chỉ 1 năm sau, đến lượt 2 con trai Nguyễn Nuôi và Nguyễn Yên cũng hy sinh. Cuối đời, mẹ chỉ còn một cháu gái gọi bà nội phụng dưỡng.

Ông Lê Trung Chường kể ông về làm cháu rể và cùng vợ chăm sóc cho mẹ Thừa từ năm 1987. Từ lúc đó cho đến khi mẹ Thừa mất năm 1994, ông thường được bà kể lại nhiều câu chuyện thời kỳ làm giao liên, đào hầm nuôi giấu cán bộ... “Khi còn sống, bà hay đem chiếc lư hương ra lau chùi rồi kể chính nhờ chiếc lư hương đó mà nhiều bộ đội, cán bộ tránh bị bắt bớ”, ông Chường tiếp lời. Một người con trai của mẹ mang về một bộ phận của máy bay, thấy bên trong rỗng ruột, bà liền dùng làm lư hương đặt trước nhà.

Hồi đó, nhà mẹ Thừa ở sát cánh đồng, gần bờ sông (Phước Mỹ 3, TT.Nam Phước ngày nay), nơi ẩn nấp và di chuyển của nhiều bộ đội trong và sau chiến dịch Mậu Thân (1968). Để cảnh báo có địch càn quét, lùng sục, mẹ Thừa đã nghĩ ra cách dùng hương đốt lên để làm ám hiệu. Những đêm đông quân địch vào làng, bà liền dùng một nắm hương lớn đem đốt rồi cắm vào lư hương này. Bà ngầm quy ước, nếu giặc đi ít thì sẽ thắp ít hương, không thắp hương là lúc an toàn. Nhờ đó, rất nhiều đoàn cán bộ, du kích thoát hiểm, tránh va chạm với quân địch những lúc không cần thiết.

Hiện lư hương đang được trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ VN (Hà Nội).

Cây đèn dầu qua 2 cuộc chiến

Theo tài liệu do Bảo tàng Mẹ VN anh hùng (Quảng Nam) cung cấp, cây đèn dầu đã trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và người gìn giữ trao lại cho bảo tàng là Mẹ VN anh hùng Lê Thị Trị (thôn Thanh Quýt, xã Điện Thắng Trung, TX.Điện Bàn, Quảng Nam). Mẹ Trị chính là con gái cả của mẹ Nguyễn Thị Thứ - bà mẹ tiêu biểu có 9 con trai liệt sĩ và là nguyên mẫu của tượng mẹ VN anh hùng ở Quảng Nam. Con rể và 2 cháu ngoại của mẹ Thứ cũng là liệt sĩ, trong khi mẹ Trị cũng có chồng và 2 con gái hy sinh.

 

Mẹ Việt Nam anh hùng Văn Thị Thừa.
Mẹ Việt Nam anh hùng Văn Thị Thừa.

Khi các em trai lên đường chiến đấu, bà Trị ở nhà cùng mẹ Thứ đào 5 căn hầm bí mật trong vườn nhà để nuôi giấu cán bộ, bộ đội, du kích quân giải phóng miền Nam. Khi những đứa em trai, chồng và 2 con gái lần lượt hy sinh, ở nhà bà cùng mẹ ruột (mẹ Thứ) nén đau thương để tiếp tục đấu tranh. Hồi đó, trong vườn nhà, lúc không có quân địch, hai người tìm cách mở hé cửa hầm cho cán bộ bên dưới hít thở không khí trong lành. Khi có động, các mẹ vờ đi lùa bò để chỉnh sửa lại miệng hầm.

Cũng bởi những căn hầm nằm trong vườn nhà, nên mẹ Trị đã tìm cách báo tin thời điểm an toàn để các anh ra ngoài. Mẹ sử dụng cây đèn dầu để ra ám hiệu. Vào ban đêm, hễ nhìn vào bàn thờ trong nhà, thấy ngọn đèn được thắp sáng thì các anh có thể yên tâm hoạt động. Ngược lại, khi đèn không được chong lên, chính là lúc quân địch đang lùng sục. Cũng với ngọn đèn này, mẹ Trị và mẹ Thứ đã “đưa đường dẫn lối” cho không biết bao nhiêu cán bộ, du kích ẩn nấp trong vườn nhà. Năm 2016, cây đèn được đưa về bảo tàng thuộc quần thể tượng đài Mẹ VN anh hùng để giới thiệu đến đông đảo công chúng.

Hoàng Sơn/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).