Có một con đường biển trong ký ức dân gian

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đọc lịch sử Việt Nam, chúng ta biết rằng, trước thế kỷ XX, đường bộ ở nước ta chưa phát triển là bao; trục đường Bắc-Nam chưa có, chủ yếu là đường mòn dành cho người đi bộ, đi ngựa, võng, kiệu… Đến thời Toàn quyền Paul Doumer sang cai trị xứ Đông Dương (1897-1902), ông đã trực tiếp đi khảo sát từ Bắc đến Nam để mở con đường sắt và có nhận xét trong cuốn hồi ký của mình: “Về mặt đường sá, duy có một con đường nhỏ kéo dài, gần như chỉ là đường mòn, mà người ta gọi là quan lộ, nối từ Nam Trung kỳ đến Bắc Trung kỳ, nói chung khá gần bờ biển…”.

Vì đường bộ còn khó khăn như vậy nên dưới thời phong kiến, người Việt và người Champa chủ yếu giao thương bằng đường biển. Từ đó hình thành một lớp người chuyên sống bằng nghề vận tải đường biển. Đến triều Nguyễn có quy định đối với các nhà buôn đi ghe: Nhà buôn muốn chuyên chở hàng hóa đi bán các nơi trong nước phải xin phép quan chức sở tại và mỗi chuyến đi cũng như khi về đều phải trình rõ.

 

Cảng Hải Phòng xưa.                                                                               Ảnh: Internet
Cảng Hải Phòng xưa. Ảnh: Internet

Hành trình trên biển của người Việt xưa không có những con tàu lớn như các thương nhân phương Tây mà chủ yếu trên những chiếc ghe bầu giương buồm đi theo chiều gió. Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, ghe bầu (tên gọi của người Việt) là biến âm của từ gốc người Chăm là prau, một loại thuyền mà người Mã Lai thường dùng đi lại giữa các đảo. Người miền Trung ngày xưa có nghề đóng ghe bầu khá nổi tiếng. Ghe bầu lớn nhất có sức chở trên 100 tấn và khoảng 10 người. Ngoài việc vận chuyển người, hàng hóa, ghe bầu còn được sử dụng làm chiến thuyền.

Theo Ngô Văn Ban thì ghe bầu còn hiện diện trong hải quân của nhà Tây Sơn tham gia nhiều trận hải chiến oai hùng. “Ghe bầu không chỉ là phương tiện giao thương, vận tải trên biển mà còn là phương tiện giao lưu-tiếp xúc văn hóa. Nhiều yếu tố văn hóa mang tính biển đảo gắn với ghe bầu đã hình thành, phát triển trên nhiều địa phương ven biển miền Trung, tạo nên những sắc thái văn hóa rất đáng quan tâm, tìm hiểu” (Trần Văn An-Có một vệt văn hóa ghe bầu ven biển miền Trung). Như vậy, người Việt xưa đã từng hình thành nên một con đường biển từ Bắc vào Nam và đi lại trên Biển Đông bằng ghe thuyền khá thành thục; đồng thời trên các chặng đường giao thương đó, người ta đã tạo nên các thương cảng sầm uất làm nơi buôn bán, giao lưu không chỉ với những vùng miền trong nước mà cả với tàu bè các nước trên thế giới.

Trong cuốn “Vè các lái” của Ngô Văn Ban (Nhà Xuất bản Văn hóa Dân tộc-2016) đã sưu tầm, tập hợp được hàng trăm bài, câu vè của cư dân miền biển từ Bắc vào Nam với những chú thích khá chi tiết về các địa danh, vùng miền, hải đảo mà người đi biển đến nay còn truyền tụng. Theo tác giả, trên con đường biển Bắc-Nam, ghe thuyền ngày trước phải trải qua những vùng biển có nhiều đảo, nhiều hòn, nhiều rạn ngầm, hoặc gặp luồng nước dễ hay khó nhưng không có la bàn, hải đồ. Để giúp những người lái ghe thuyền đi lại an toàn, tránh nơi nguy hiểm, những người đi biển dày dạn kinh nghiệm đặt ra những bài, câu vè hướng dẫn bạn đường. Có nhiều bài vè kể ra (hát ra) và kể vào (hát vào) theo nhật trình nhất định. Những bài vè đã hướng dẫn, giúp người đi thuyền biết rõ mình đi đến đâu, chỗ nào cần vào nghỉ ngơi, chỗ nào ghé vào mua bán sản vật địa phương, trên đường tránh được những bãi ngầm, ghềnh đá nguy hiểm… Ngoài ra, nội dung các bài vè còn có những đoạn tụng ca cảnh đẹp quê hương, đất nước, những tâm trạng buồn nhớ gia đình  của người đi biển lâu ngày hay niềm vui bầu bạn, thưởng thức những đặc sản  vùng miền. Đó là những câu văn vần dễ thuộc, dễ nhớ mà người đi biển ngày xưa coi là cẩm nang trong hải trình của mình: “Dầu ai đi Bắc về Nam/Nhật trình phải biết để làm về sau/Lật xem từ cuối chí đầu/Ba mươi sáu tấn ta thời dặn cho” (tấn là vũng, đồn).

Vè các lái có 2 phần: Hát vào và hát ra. Hát vào là phần bài vè hướng dẫn ghe thuyền đi từ kinh đô Huế về phía Nam; còn hát ra là bài vè hướng dẫn đi đường biển ra phía Bắc từ kinh thành Huế. Những bài vè các tác giả  sưu tầm được đa phần là thể lục bát với hàng trăm, hàng ngàn địa danh quen thuộc mà đến nay vẫn còn tên gọi hoặc có những địa danh đã thay đổi qua nhiều lần cần phải chú thích rõ. Khi ghe rời cửa Thuận thuộc đất Thuận Hóa (Thừa Thiên-Huế ngày nay) đi vào xứ Quảng phải đi qua vùng biển có núi Hải Vân. Đây là vùng biển khó đi cần phải cảnh giác khi qua Hố Chuối, Hang Dơi. “…Khỏi mũi Châu Mới (Chân Mây ngày nay) thì ta lần vào/Ngó lên núi Ải rất cao/Ta sẽ lần vào Hố Chuối, Hang Dơi/Ghé vô củi nước nghỉ ngơi/Hòn Hành nằm đó là nơi Cửa Hàn”. Hay khi ra Bắc phải qua xứ Thanh: “Mà đây là xứ Thanh Hoa/Vào tràng mà đỗ, mua bò ăn chơi/Vắt chơn lên sập mà ngồi/Mà ngoài Hòn Nẹ là nơi dựa thuyền/Lưới câu thì ở Bãi Riêm/Lạch Sung đã tới thẳng lên Thần Phù…”.

Có thể nói, qua những câu vần vè của người dân miền Duyên hải xưa kia, chúng ta thấy người Việt đã có ý thức làm chủ vùng biển rộng dài của đất nước từ rất sớm. Từ đó, con đường biển xuyên Việt đã được hình thành với những địa danh, hòn đảo quen thuộc được ghi dấu trong hải trình. Mãi đến sau này, trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, chúng ta theo dấu vết cha ông mà hình thành nên một con đường Hồ Chí Minh trên Biển Đông. Và ngày nay, chúng ta đã được kế thừa một vùng biển mênh mông giàu có của Tổ quốc với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa rộng lớn và những con đường trên biển thênh thang.

Bùi Quang Vinh

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
Chạm đến ước mơ bằng tình thương

Chạm đến ước mơ bằng tình thương

“Tạo hóa không sinh ra ai để sống những tháng ngày vô nghĩa. Dù chào đời không nhìn thấy ánh sáng, nhưng tôi tin rằng, bằng tình yêu thương, niềm tin và hy vọng, một ngày tôi sẽ chạm đến ước mơ của riêng mình”. Đó là chia sẻ của Nghiêm Vũ Thu Loan, Chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).