Những vòng ngà voi oan nghiệt - Kỳ cuối: Khuôn mặt tội phạm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo báo cáo của Hiệp hội Hàng không dân dụng quốc tế (IATA), trong tổng số 289 vụ phát hiện và bắt giữ ngà voi buôn lậu tại các sân bay trên khắp thế giới trong suốt 7 năm qua, có tới 51 vụ tại sân bay Jomo Kenyatta.


Số liệu này cho thấy sân bay Nairobi là một tuyến đường trung chuyển chính trong đường dây buôn lậu các sản phẩm động vật hoang dã.

Gần 2 tháng trước đó, Kenya đã thiêu hủy 105 tấn ngà voi và sừng tê giác trong nỗ lực bảo vệ loài động vật quý hiếm. Ước tính số lượng ngà voi và sừng tê giác được lấy từ 8.000 con thuộc hai loài trên, tức ngần ấy con vật đã bị tiêu diệt.

 

Bắt ngà voi tại thành phố cảng Mombasa của Kenya.
Bắt ngà voi tại thành phố cảng Mombasa của Kenya.

Dự án Trung Quốc dẫn lối bọn buôn ngà voi

Các nước châu Phi cùng những người yêu động vật hoang dã khắp thế giới không ngớt lo lắng cho sinh mạng của loài voi tại châu Phi.

Theo Tổ chức Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), hơn 30.000 con voi bị giết tại châu Phi mỗi năm để lấy ngà, chủ yếu để bán sang thị trường Trung Quốc và Việt Nam. Số tê giác ít hơn, khoảng 12.000 con.

Trong một điều tra kỳ công, nhà báo Alex Shoumatoff của tờ Vanity Fair nêu rõ: “Trong vòng 30 năm qua, không có việc săn bắt voi trái phép ở Kenya cho đến khi có một công ty Trung Quốc nhận được hợp đồng xây dựng 120km đường cao tốc ở nước này.

Gần 90% người bị bắt tại sân bay Mombasa do vận chuyển ngà voi hoặc sở hữu các sản phẩm từ ngà voi là người Trung Quốc”.

Theo một nghiên cứu về việc buôn bán ngà voi được báo Guardian trích lại, số lượng sản phẩm từ ngà voi bán ở các vùng phía nam Trung Quốc, đặc biệt là các thành phố lớn như Quảng Châu, Phúc Châu, tăng gấp đôi từ năm 2004 đến năm 2011. Phần lớn trong số này là mua bán trái phép.

Nguyên nhân chính là do sự bùng nổ kinh tế khiến nhu cầu về ngà voi tăng lên. Tầng lớp trung lưu mới nổi ở Trung Quốc rất thích sở hữu các vật dụng trang trí làm bằng ngà voi trong nhà mình và ngoài ra, theo quan niệm của người Trung Quốc, ngà voi còn là một phương thuốc tốt và hiếm có thể giúp chữa được nhiều bệnh.

Nhưng quan trọng hơn hết là việc săn bắn voi cắt ngà đem lại nguồn tài chính vô cùng lớn khi giá cả thị trường hiện là 1.000-1.500 USD/kg ngà voi. Điều đó khiến bao nhiêu kẻ bất chấp tù tội lao vào cuộc chơi săn tìm ngà voi, sừng tê.

Ngày 30-5 vừa qua, hải quan Bắc Kinh cho biết từ tháng 10-2016 đến tháng 4-2017, lực lượng chức năng nước này đã thu giữ hơn 520 mẩu ngà voi và sản phẩm làm từ ngà voi trong 13 vụ buôn lậu.

Hải quan Bắc Kinh cho biết thêm đa số các đối tượng buôn lậu là người Trung Quốc làm việc tại châu Phi, nơi dễ dàng tiếp cận ngà voi và các sản phẩm chế tác từ ngà voi với giá rẻ.

“Bà hoàng” 
sa lưới

 

“Bà hoàng ngà voi” Yang Feng Glan khi ra tòa tháng 10-2015.
“Bà hoàng ngà voi” Yang Feng Glan khi ra tòa tháng 10-2015.

Yang Feng Glan, người Trung Quốc, 66 tuổi, là một trong số đó. Người phụ nữ này được mệnh danh là “bà hoàng ngà voi”.

Ngày 8-10-2015, bà Yang Feng Glan (tên phiên âm là Dương Phong Cách Lan) bị đưa ra tòa để trả lời cho các cáo buộc buôn lậu 706 ngà voi, nặng tổng cộng 1.899 tấn, lấy từ khoảng 350 con voi bị giết.

Bà Yang bị cảnh sát Tanzania bắt giữ tại “thủ đô kinh tế” Dar es Salaam ít ngày trước đó sau một cuộc truy đuổi đầy cam go.

Đây được xem là vụ bắt giữ lớn nhất liên quan đến việc buôn bán động vật hoang dã của người Trung Quốc ở châu Phi cách đây gần hai năm.

Bà Yang là một phụ nữ thấp người, đeo kính, trông hiền lành trí thức, là chủ sở hữu của nhiều nhà hàng Trung Quốc nổi tiếng.

Hình ảnh này không khớp với nhân dạng thường thấy của những trùm buôn lậu. Nhưng quả thực bà ta là một trí thức.

Bà ta từng là một trong những người Trung Quốc đầu tiên có bằng cử nhân học ngôn ngữ Swahili - một ngôn ngữ của các dân tộc sinh sống ở khu vực trải dài dọc bờ biển Ấn Độ Dương từ phía bắc Kenya tới miền bắc Mozambique, bao gồm cả quần đảo Comoros.

Mối quan hệ của bà Yang với Tanzania có từ thời đi học đầu những năm 1970. Đến năm 1975, bà Yang làm phiên dịch cho công nhân Trung Quốc sang xây dựng đường sắt tại đây.

Bà dần trụ lại tại đây, sở hữu nhiều nhà hàng ở Dar es Salaam và còn giữ vai trò phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Phòng Thương mại Trung Quốc tại Tanzania (China-Africa Business Council of Tanzania).

Để bắt được bà Yang, đơn vị điều tra tội phạm nghiêm trọng quốc gia và xuyên quốc gia của Tanzania đã theo dõi mạng lưới hoạt động của bà hơn một năm trời.

Họ phát hiện bà sử dụng nhà hàng của mình như một hình thức che mắt các cơ quan chức năng nhằm đưa ngà voi ra bên ngoài.

Bà Yang bắt tay với những kẻ săn trộm và kinh doanh ngà voi hàng đầu ở Tanzania và trong khu vực này.

 

Việt Nam: một trong những cửa ngõ trung chuyển ngà voi

Theo một báo cáo năm 2016 của Tổ chức Save the Elephants, Việt Nam được cho hiện là một trong những thị trường trung chuyển và kinh doanh ngà voi trái phép lớn nhất trên thế giới.

Qua thống kê, số lượng sản phẩm được buôn bán đã tăng hơn sáu lần từ năm 2008 đến năm 2015.

Theo thống kê của Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam, trong vòng 5 năm (2010-2015), riêng lực lượng hải quan đã phát hiện, bắt giữ 116 vụ vi phạm liên quan đến buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, thực vật hoang dã.

Trong số tang vật vi phạm có tới 22.067kg ngà voi, 457 vòng đeo tay chế tác từ ngà voi.

Ông Vũ Hải Châu - đại diện Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam - cho biết qua nghiên cứu đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế thì Việt Nam chưa có thị trường tiêu thụ ngà voi, hoặc có nhưng không đáng kể.

Theo ông Châu, ngà voi phát hiện ở Việt Nam thời gian qua chủ yếu được trung chuyển đến thị trường chính như Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Thái Lan, Nhật Bản...

Giới tội phạm muốn đưa ngà voi từ châu Phi về thường trung chuyển lòng vòng qua vài quốc gia như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan... nhằm xóa dấu vết của quốc gia có nguồn hàng.

Tại mỗi quốc gia đều có các doanh nghiệp là pháp nhân (thường là ảo, chỉ đăng ký doanh nghiệp để nhận hàng lậu) đứng ra nhận hàng.

Trong chuỗi quốc gia trung chuyển đó, tội phạm thường chọn Việt Nam bởi vị trí địa lý thuận lợi về cảng biển, hàng không để chuyển hàng đến quốc gia tiêu thụ.

Các quan chức Tanzania cho biết trong 15 năm, bà Yang đã đưa thành công số ngà voi trị giá 2,7 triệu USD ra khỏi châu Phi.

Bà Yang cũng từng đứng đằng sau một phi vụ trị giá hàng triệu USD bằng cách tận dụng mối quan hệ với các quan chức Trung Quốc và Tanzania nhằm đưa ngà voi lậu đi khắp thế giới.

Hai doanh nhân người Tanzania là Manase Philemon và Silvanus Matembo (đều 39 tuổi) cũng nối gót bà này ra tòa. Tuy nhiên, việc xét xử bọn chúng không hề dễ dàng. Phiên tòa mới nhất vừa được tiến hành vào tháng 1-2017...

Theo tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Mổ xẻ nguyên nhân người giữ rừng bỏ việc, các ngành chức năng đều nhận thấy cốt lõi bởi trách nhiệm cao nhưng đồng lương bèo bọt. Có trường hợp xin từ chức, xuống chức mặc dù chưa tới tuổi nghỉ hưu. Trong khi, nguồn tuyển không có dù chủ rừng đã hạ tiêu chuẩn, chỉ cần tốt nghiệp THPT.
Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Cuộc chiến bảo vệ rừng xanh đang nóng lên từng ngày, đặc biệt là Đắk Lắk - “lá phổi xanh” của cả nước. Lâm tặc ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả người giữ rừng bằng vũ khí nóng. Máu người giữ rừng đã đổ, thậm chí có người đã mất mạng, trong khi chế độ, chính sách cho họ chưa tương xứng…
Nơi biên giới có vườn địa đàng

Nơi biên giới có vườn địa đàng

Giữa bạt ngàn mây trắng ấy, ngôi làng thiên đường hiện ra nhỏ bé mà bừng sáng và chỉ cần một cái với tay là đã có thể chạm tới được trời cao. Ngôi làng ấy vẫn nguyên thủy bản thể như thế bất chấp làn sóng hiện đại đã phủ xuống khắp nơi.
Hành trình trả rừng về nguyên bản

Hành trình trả rừng về nguyên bản

Hơn 500 cây sao đen được trồng trên khu rừng cộng đồng rộng 4ha ở thôn Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) là bước đệm đầu tiên của hành trình “cõng” cây gỗ lớn về rừng, trả lại mảng xanh cho núi rừng Hòa Bắc cũng như tạo sinh kế bền vững cho bà con Cơ Tu ở đây.