Hai người Mỹ trong ngôi nhà da cam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong buổi chiều nắng đổ dài trên cánh đồng, chúng tôi gặp bố Bo và mẹ Yến của đàn trẻ thơ ngọng nghịu tại Trung tâm Nuôi dưỡng và phục hồi chức năng da cam huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi.

Họ là đôi vợ chồng người Mỹ, vượt nghìn trùng mang yêu thương đến Việt Nam để giúp đỡ những đứa trẻ da cam.

 

Tình cảm của vợ chồng bác sĩ Bucher đã giúp các đứa trẻ da cam có lòng tin vào cuộc sống.
Tình cảm của vợ chồng bác sĩ Bucher đã giúp các đứa trẻ da cam có lòng tin vào cuộc sống.

“Trở về Việt Nam”

Bố Bo tên thật là Vohn Paul Bucher, còn mẹ Yến tên Esther Bucher. Cả hai là bác sĩ phục hồi chức năng đã trải qua nhiều quốc gia để giúp đỡ những đứa trẻ khiếm khuyết và bây giờ họ đang ở Việt Nam.

Mẹ Yến nói: “Cái tên Việt của hai vợ chồng tôi là do bọn trẻ ở đây đặt cho. Nghe cũng dễ thương lắm chứ”.

Chỉ cần nhìn vào sự cần mẫn và nụ cười của ông bà Bucher dành cho bọn trẻ đi không vững, nói không rõ chữ cũng đủ hiểu tình cảm của họ . Tôi hỏi “Vì sao ông bà chọn đến Việt Nam?”. Ông Vohn Paul cười tươi trả lời: “Tôi chọn Việt Nam để trở về chứ không phải đến” .

Chậm rãi và cảm xúc, vị bác sĩ người Mỹ kể năm 1969 tại thủ đô Washington D.C, ông cũng như rất nhiều người Mỹ yêu hòa bình đã xuống đường phản đối chiến tranh Việt Nam. Từng đoàn người nối nhau với những biểu ngữ phản đối chiến tranh.

“Lúc đó tôi và những người bạn rất đau đớn trước nỗi đau từ một đất nước mình chưa từng biết đến trước đó. Tôi cũng như hàng triệu người yêu hòa bình đã hô vang khẩu hiệu, đề nghị rút quân khỏi Việt Nam, trả lại yên bình cho đất nước các bạn” - bác sĩ Vohn Paul kể.

Những đợt tuần hành diễn ra ngày một nhiều hơn và bà Esther cũng chưa bao giờ bỏ bất cứ đợt biểu tình nào. Bây giờ ngồi giữa một Việt Nam thanh bình, hai vợ chồng vẫn giữ được sự đồng điệu như cách họ cùng xuống đường phản đối chiến tranh.

Năm 1970, Vohn Paul đã ngỏ lời cầu hôn với Esther và họ chính thức trở thành vợ chồng. Bà Esther nói: “Kết hôn xong, chúng tôi quyết định đến Việt Nam dù lúc đó cả hai chưa biết gì về đất nước các bạn”.

Một buổi sáng năm 1970, sau chuyến bay dài họ đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất. Vũ khí, binh lính ở khắp nơi. Tất cả luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu khiến đôi vợ chồng trẻ choáng ngợp. Một thời gian ở Sài Gòn, cả hai quyết định xuống Đại học Cần Thơ dạy tiếng Anh.

“Chúng tôi thuê một căn gác trọ chật hẹp, mỗi ngày đến trường dạy tiếng Anh miễn phí cho giáo viên và sinh viên ở trường này. Bốn năm ở đây khi cuộc chiến trở nên khắc nghiệt hơn, điều kiện học tập cũng không còn được như trước, vợ chồng tôi quyết định về nước. Đó là năm 1974” - bà Esther nhớ lại.

Bốn năm ấy đã khắc sâu trong tâm trí ông bà hình ảnh người Việt Nam hiền hậu, thân thương.

Sau ba năm trở về nước, ông bà Bucher lại tiếp tục đến những vùng đất khó khăn khác. Sau sáu năm ở Indonesia, cả hai quyết định đưa hai đứa con trở về Mỹ để tiếp tục học tập nhưng vẫn nung nấu ý định quay lại châu Á.

Với kiến thức trị liệu phục hồi chức năng, cả hai muốn mang đến những điều tốt đẹp cho những người khuyết tật trên khắp thế giới.

Trong một lần tình cờ đọc được cuốn sách Last night I dreamed of peace (Đêm qua tôi mơ thấy hòa bình - nhật ký của Đặng Thùy Trâm) được dịch, xuất bản ở Mỹ, cả hai quyết định trở về Việt Nam trong chuyến đi cuối cùng của đời mình lúc đã 68 tuổi.

Tổ chức Mennonite Central Committee (MCC) làm cầu nối đưa hai vợ chồng đến với Đức Phổ, nơi nữ y sĩ Đặng Thùy Trâm đã viết cuốn nhật ký mơ ước một Việt Nam hòa bình.

“Vợ chồng tôi đã có chuyến trở về Việt Nam một cách tình cờ như là cơ duyên. Tôi yêu mảnh đất và con người nơi đây” - ông Vohn Paul nói.

Bố mẹ của 
các con da cam

Buổi sáng tháng 2-2016, chuyến bay khởi hành từ bên kia địa cầu đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất. Cũng là buổi sáng như cách đây hơn nửa thế kỷ nhưng lần trở về Việt Nam này là những nụ cười thay vì súng ống, xe tăng.

Một Việt Nam hòa bình đã khiến ông bà Bucher hạnh phúc. Nhưng đằng sau cuộc chiến nào cũng là những di chấn kéo dài.

Ngày cả hai đến Trung tâm Nuôi dưỡng và phục hồi chức năng da cam huyện Đức Phổ nắng mùa xuân vẫn còn ấm áp nhưng trong họ là bão dông. Bà Esther trải lòng: “Chúng tôi đã khóc khi trước mặt mình là những đứa trẻ không tham gia cuộc chiến nhưng lại gánh toàn bộ những nỗi đau từ thế hệ trước”.

“Bố Bo, mẹ Yến” , những giọng nói ngọng nghịu vang lên, rồi lũ trẻ ùa vào ông bà Bucher. Đáp lại là những lời tiếng Việt lơ lớ mà cả hai đã cố gắng học được sau hơn một năm ở trung tâm.

Hơn một năm đó, bao đứa trẻ đã bắt đầu đi được, nói được và chúng cũng xem ông bà là cha mẹ. Mỗi lần nhìn thấy một em bé ngồi ăn hết bát cơm mà không rơi vãi ra ngoài là niềm hạnh phúc đối với ông bà.

Có lẽ chuyến trở về này, mong muốn lớn nhất của họ đơn giản chỉ là bọn trẻ thôi chịu những cơn đau vì từng đợt 
gió trời trở chướng.

Hôm nay cũng như mọi ngày, vợ chồng bác sĩ Bucher cùng các kỹ thuật viên áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu. Những bước chân co quắp cố tiến về phía trước luôn nhận được tiếng vỗ tay động viên của bố Bo, mẹ Yến.

Ở với bố Bo, mẹ Yến, những đứa trẻ thiếu may mắn còn nhận được niềm tin yêu vào cuộc sống. Vợ chồng bác sĩ Bucher kiên trì hướng dẫn, khuyến khích những đứa trẻ khuyết tật ngồi vẽ tranh trước gương để tìm thấy niềm tin cho bản thân mình.

Bác sĩ Esther bảo rằng: “Có con đường thì sẽ có lối ra, cứ đi rồi sẽ đến. Tôi muốn các con mình luôn mạnh mẽ như chính cách mà cha ông chúng đã chiến đấu để giành lấy hòa bình”.

Ông Huỳnh Sứ (tổ 5, thị trấn Đức Phổ) nói về bố Bo, mẹ Yến với những lời đầy sự tri ân. Không tri ân sao được khi đôi bàn tay của con gái ông giờ có thể cầm nắm được các vật dụng, đôi chân đi lại dễ dàng hơn. Con gái ông Sứ bị nhiễm chất độc da cam từ ông, chân tay co rút.

“Con tôi đã chuyển biến rõ rệt, cảm ơn vợ chồng bác sĩ Esther và những kỹ thuật viên ở trung tâm”.

Theo tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
Chạm đến ước mơ bằng tình thương

Chạm đến ước mơ bằng tình thương

“Tạo hóa không sinh ra ai để sống những tháng ngày vô nghĩa. Dù chào đời không nhìn thấy ánh sáng, nhưng tôi tin rằng, bằng tình yêu thương, niềm tin và hy vọng, một ngày tôi sẽ chạm đến ước mơ của riêng mình”. Đó là chia sẻ của Nghiêm Vũ Thu Loan, Chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).