Chuyện chưa kể về Trại phong Quy Hòa - Kỳ 2: Bệnh nhân phong xây nên những tòa nhà đẹp ngỡ ngàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những bàn tay sần sùi, ngón đứt lìa, co quắp, những bàn chân vặn vẹo, bước đi khập khiễng nhưng các bệnh nhân phong đã vượt qua nỗi đau thân xác để xây nên những căn nhà đẹp đến ngỡ ngàng.


Nhờ khối óc tài năng của nữ tu Charles Antoine, một kiến trúc sư người Pháp, dòng Phan sinh thừa sai Đức Mẹ tại Quy Hòa, hàng trăm căn nhà có kiến trúc độc đáo đã được dựng lên.

Công trình kỳ vĩ

Nắng như thiêu đổ trên những hàng dương giữa trưa đứng gió. Ông Nguyễn Văn Bảy, ngồi trên chiếc xe lăn trong khu tập thể bệnh phong, phập phà thuốc lá.

 

Một kiến trúc độc đáo tại trại phong Quy Hòa do nữ tu Charles Antoine thiết kế và các bệnh nhân thi công.
Một kiến trúc độc đáo tại trại phong Quy Hòa do nữ tu Charles Antoine thiết kế và các bệnh nhân thi công.

Vào trại phong lúc 27 tuổi, tay chân lần lượt bị tháo rời các khớp, hơn 50 năm qua ông Bảy chỉ quanh quẩn trong những căn nhà quen thuộc của khu tập thể bệnh viện.

Nguyên là kỹ sư xây dựng trong quân đội của chế độ cũ, ông Bảy đi đây đó xây rất nhiều công trình của nhà binh, nhưng khi đến thung lũng Quy Hòa này ông cũng ngỡ ngàng bởi những nét tinh hoa trong kiến trúc mà ông cho rằng khó nơi nào trên đất nước này có được.

Đẩy chiếc xe lăn đưa ông qua các con đường đỏ rực đang mùa hoa giấy, chỉ tay vào căn nhà lưu niệm của Hàn Mạc Tử, ông Bảy nói nhà này xây năm 1939, chủ nhà tên Nguyễn Sư. Nhìn những nét tinh xảo trong từng nếp hồ sẽ thấy sự tài hoa của người thợ.

Bên kia đường là một căn nhà khác còn nguyên vẹn mái ngói và kiểu dáng cong cong của một căn nhà Nhật Bản. Cạnh đó là một căn nhà khác mang dáng dấp kiến trúc Triều Tiên.

Rồi những cây trụ của căn nhà ăn cho bệnh nhân lúc xưa, tất cả mang dáng dấp của kiến trúc Ai Cập. Đặc biệt là các viên gạch hoa lót nền.

Đã ngót nghét gần một thế kỷ qua đi nhưng những viên gạch hoa vẫn còn nguyên vẹn màu nho tím trang nhã, thân thiện.

Ông Bảy lý giải những viên gạch hoa lát nền này được chính bàn tay những bệnh nhân làm nên.

“Các nữ tu người Pháp lúc đó mang cả công nghệ làm gạch hoa sang đây để hướng dẫn các bệnh nhân. Họ làm đúng công thức và chuẩn mực thiết kế nên gạch rất bền và màu không phai” - ông Bảy nói.

Ngày ông Bảy mới đến, khu vực dành cho bệnh nhân nội trú lúc bây giờ đang được xây dựng.

“Người bình thường làm xây dựng đã khó vì nặng nhọc nhưng những bệnh nhân tay cụt, chân yếu mà họ cùng nhau xây lên nhưng căn nhà nhiều tầng như thế này quả là kỳ vĩ. Mồ hôi họ phải đổ nhiều hơn, họ dành cả tâm huyết còn lại để dựng xây. Với tôi đây là những công trình của đời người” - ông Bảy chia sẻ.

Nhưng cũng theo ông Bảy, việc xây dựng này so với bây giờ đã bị vượt “dự toán”, thay vì các cột sắt chỉ dùng sắt phi 16 là đủ chuẩn, đằng này tất cả dùng sắt 20. Rồi họ đan đổ sàn đều sắt 8 ken kín.

 

Một ngôi nhà có kiến trúc đẹp dành cho bệnh nhân.
Một ngôi nhà có kiến trúc đẹp dành cho bệnh nhân.

Chỉ tay vào chiếc xe máy xúc đang tháo dỡ một công trình, ông Bảy nói: “Chiếc xe này cứ xáng ầm ầm cái xà cạp xuống nền nhưng chẳng ăn thua gì với bêtông vì độ bền của nó. Cứ ai đến tháo dỡ công trình này đều ngán vì độ bền khủng khiếp”.

“Hòa bình phủ quốc”

Anh Võ Ký, một bệnh nhân phong của trại Quy Hòa, đã viết trong thư đề ngày 26-11-1934, gửi cho một người bạn y tá ở Chợ Quán, Sài Gòn như sau: “Lúc chúng tôi vừa đến, một bà người Pháp là nữ tu bề trên đã tiếp đón chúng tôi.

Bà vui vẻ đưa chúng tôi đi khắp nơi để chào thăm và giới thiệu với các anh chị em bệnh nhân. Quy Hòa như một thành phố nhỏ, cuộc sống rất vui, các bạn quý mến của tôi có khoảng 450 người. Tuần đầu tiên, chúng tôi tạm nghỉ trong một gian phòng chung.

Những anh chị có gia đình thì có phòng riêng; người độc thân sống chung trong những phòng rộng rãi hơn, thường bốn người một phòng. Khi mới đến, các đồ dùng cá nhân như: chiếu, mùng, mền, chén, đĩa... mọi cái đều mới hoàn toàn, nhưng chỉ được cấp một lần thôi.

Trong tuần, mỗi người nhận được 90 xu để chi tiêu những nhu cầu cá nhân. Những anh chị em có nghề nghiệp và thực hành chuyên môn của mình thì nhận được thêm tiền lương hằng tháng.

Khi đau yếu, anh em bệnh nhân đến phòng thuốc. Phong cảnh nơi đây rất ngoạn mục, có đường leo núi cũng như xuống thung lũng.

Tôi nghĩ ở đây chẳng có gì để buồn, ngoại trừ việc xa cách gia đình. Sau một năm, chúng tôi có thể về phép thăm gia đình. Vì thế, tôi không cảm thấy buồn. Các nữ tu đang xây thêm nhà để đưa các bệnh nhân phong từ Sài Gòn và Cù Lao Giêng về đây”.

 

Trong cuốn nhật ký của một nữ tu còn lưu giữ ở nhà thờ đã ghi chép từng chút đóng góp của các bệnh nhân để xây dựng công trình: “Xin ghi cho tôi 50 xu, đây là tiền hút thuốc.

Tôi sẽ hi sinh không hút thuốc trong 10 tuần! Một bệnh nhân khác tình nguyện: Xin ghi cho tôi 10 đồng, tôi sẽ lên núi chặt củi dù bàn tay tôi không còn ngón.

Không can chi! Bàn tay cụt vẫn làm việc được. Một cậu khác xin dâng số tiền dành dụm để mua chiếc xe đạp mà cậu đã mơ ước từ lâu...

Cứ thế, số tiền tăng dần đến 150 đồng (tiền Đông Dương). Cao quý thay sự hi sinh của anh chị em bệnh phong cho công việc chung. Họ thật là những người đầy chân thành và thiện tâm”.

Nhờ bàn tay điêu luyện của các bệnh nhân, phòng phát thuốc, phòng băng đã được tân trang với màu xanh lá cây nhạt làm các căn phòng ở đây sáng và đẹp hơn.

Đầu năm 1941, số bệnh nhân nội trú ở Quy Hòa có khoảng 600 người, nhưng trại dự phòng sẽ xây thêm 110 ngôi nhà nhỏ.

Ngày ngày họ làm việc miệt mài, kiên trì để chuẩn bị tiếp nhận 100 bệnh nhân mới từ Sài Gòn ra.

Nữ tu Maria Hoàng nói: “Một ngày cuối hè năm 1959, ông phó tỉnh trưởng Bình Định đứng ngắm các nhà vừa mới xây xong và nói: Ôi nhà của bệnh nhân đẹp hơn nhà của tôi! Ông tỉnh trưởng liền đáp: Vì các nhà này được xây bằng con tim chứ không bằng tiền bạc. Người ta có thể đổ hàng triệu đồng mà không đạt thành quả như thế này đâu!”.

Trong một lá thư gửi bề trên, diễn tả về quang cảnh Quy Hòa của các nữ tu lúc bấy giờ có đoạn: “Trại phong ngày càng ra dáng một cư xá đô thị. Mỗi con đường được mang tên riêng, các biệt thự thấp thoáng dưới bóng cây dừa, xứng đáng với tên gọi “Hòa bình phủ quốc”.

Theo tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.