Xem biểu diễn cồng chiêng, múa xoang bên dòng sông Đak Bla

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có 1.000 học sinh người dân tộc thiểu số Bahnar, Jrai, Xê Đăng ở các bậc học tiểu học, trung học cơ sở của 20 đội tiêu biểu, xuất sắc được lựa chọn từ 21 xã phường trên địa bàn thành phố Kon Tum biểu diễn cồng chiêng.


Sáng 1-4, bên dòng sông Đak Bla thơ mộng, dưới mái nhà rông Kon Klor thuộc làng Kon Klor phường Thắng Lợi, TP. Kon Tum, Phòng GD- ĐT thành phố Kon Tum tổ chức thi biểu diễn cồng chiêng, múa xoang, biểu diễn trang phục các dân tộc thiểu số…

Nhiều tiết mục được tái hiện như: lễ hội cầu an, mừng giọt nước, ngày hội giọt nước, mừng nguồn nước mát, đêm xoang Tây nguyên, lễ hội đâm trâu… với tâm nguyện cầu mong mùa màng luôn được tươi tốt bội thu, cuộc sống bình an, hạnh phúc đến với mọi người, mọi nhà trên các buôn làng trên các buôn làng gần xa.

Thầy giáo Trần Việt Hùng-Trưởng phòng GD-ĐT thành phố Kon Tum, cho biết: ngành giáo dục thành phố Kon Tum đã chú trọng công tác bảo tồn, phát huy bản sắc các dân tộc sinh sống trên địa bàn, luôn hướng cho các em học sinh tập luyện cồng chiêng, múa xoang, dệt vải thổ cẩm, đan lát…

Cuộc hội ngộ này là không gian để các em học sinh thật sự đắm chìm trong âm thanh trầm bổng từ ngàn đời cha ông đã lưu truyền để hôm nay con cháu được thừa hưởng một giá trị văn hoá vô cùng đặc sắc để thêm yêu quý, trân trọng có ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc, trong đó có văn hoá cồng chiêng.

Một số hình ảnh các em học sinh biểu diễn:

 

Theo Tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.