Tủ sách miễn phí của cụ ông 75 tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Suốt 7 năm qua, tủ sách miễn phí của ông Lê Xuân Tình ở phường Trại Chuối (quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng) đã trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người yêu sách.

Tủ sách miễn phí đặt tại nhà ông Tình ở số 37/210 đường Bãi Sậy (phường Trại Chuối) với nhiều đầu sách cũ và mới đủ thể loại luôn sẵn sàng phục vụ bạn đọc gần xa. Ông Tình cho biết, tủ sách này ra đời năm 2010.

 

Ông Lê Xuân Tình bên tủ sách miễn phí.
Ông Lê Xuân Tình bên tủ sách miễn phí.

“Hồi đó, trẻ con xóm tôi đông lắm nhưng lại ít sân chơi. Thấy các cháu ra đường đá bóng, ra cả sông Rế bơi lội mà không có người quản lý, Hội Người cao tuổi của phường đã tổ chức lớp sinh hoạt tập thể tại nhà tôi. Trong quá trình sinh hoạt, thấy các cháu thích đọc sách nên tôi nảy ra ý định làm tủ sách này”, ông Tình nói.

Ban đầu, tủ sách chỉ có hơn 200 quyển sách của ông Tình. Mỗi tháng, ông bỏ tiền túi mua thêm vài đầu sách mới. “Tự tôi chọn sách và chỉ mua sách của những nhà xuất bản uy tín. Tôi cũng nhờ cháu ngoại lên mạng xem sách nào đang có lỗi để không mua về. Sách là tri thức, tri thức mà sai thì nguy hiểm lắm nên tôi phải cẩn thận”, ông Tình nói.

Sau một thời gian, tiếng lành đồn xa, nhiều nhà hảo tâm nhận thấy ý nghĩa của tủ sách đã tìm đến tặng sách. Hiện tủ sách của ông Tình đã có trên 1.400 quyển, gồm các loại truyện tranh cho trẻ em, sách văn học thì có từ Tuyển tập Thạch Lam đến những cuốn sách kinh điển như Thép đã tôi thế đấy, Thủy hử…; về lịch sử, danh nhân thì có nhiều cuốn sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp hay Đại Việt sử ký toàn thư…

Ông Tình nói ông đang cất công tìm mua quyển Sơ lược đường phố Hải Phòng để bổ sung vào tủ sách. Đây là cuốn sách hiếm, mới in một lần vào năm 1993.

Theo ông Tình, không chỉ có trẻ nhỏ mà người già và nhiều thanh niên cũng đến đọc sách hoặc mượn sách về nhà đọc. Khách mượn sách đông nhất là vào dịp nghỉ hè. Khi đó, mỗi ngày có thể có 20 - 30 người đến đọc hoặc mượn sách. Ông Tình thường dậy sớm và thức đến 23 giờ để ai cần sách đến cũng mượn được. Đáng quý hơn là 7 năm qua, ông chưa mất quyển sách nào.

“Tôi ước mỗi khu dân cư có 1 tủ sách”

Mới đây, do tủ sách tại nhà đã đầy, ông Tình mở thêm một “chi nhánh” mới ở nhà một người cao tuổi và yêu sách là bà Đàm Thị Thân (số nhà 14, khu B3, cùng P.Trại Chuối). “Tôi chuyển 300 quyển sách ra đấy để ai ở xa nhà tôi qua xem cho dễ. Ước mơ của tôi là mỗi khu dân cư trong phường đều có 1 tủ sách như thế”, ông Tình nói.

Tình cờ gặp chúng tôi khi đến mượn sách, em Nguyễn Đức Luân, học sinh lớp 11 (Trường THPT Hồng Bàng, quận Hồng Bàng) cho biết: “Em đọc sách ở nhà ông Tình đã 3 năm rồi. Tủ sách của ông có nhiều loại sách bổ ích và lý thú. Trước đây, mỗi dịp nghỉ hè, chúng em thường đi chơi điện tử, nhiều bạn ham quá, “cắm” cả xe đạp để chơi. Từ khi đến với tủ sách miễn phí của ông Tình, nhiều bạn đã cai được điện tử rồi. Thật hiếm thấy ai yêu sách, nặng lòng với sách và nhiệt tình sẻ chia với cộng đồng như ông Tình”.

Nhận xét về tủ sách của ông Tình, ông Vũ Xuân Hiếu, Trưởng phòng Văn hóa - Thể thao Q.Hồng Bàng cho rằng: “Tủ sách miễn phí của ông Tình là một mô hình rất hay và cần được nhân rộng. Để duy trì trong thời gian dài và các tủ sách phát huy được tác dụng rất cần những người tâm huyết, nhiệt tình hết lòng vì xã hội như ông Tình”.

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.