Ngôi làng 10 năm có 41 người chết vì ung thư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Con số thống kê đó ở làng Vân Hòa (xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong, Quảng Trị) vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, vì thế người dân nơi đây vô cùng lo lắng.

Làng không mặc…áo trắng

Vào làng Vân Hòa, đừng ngạc nhiên khi rất ít người dân địa phương mặc áo trắng, ngoại trừ đám học trò. Bởi có mặc thì áo trắng cũng sớm chuyển sang màu… cháo lòng sau khi giặt giũ, do nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm nặng.

 

Những bể nước trong làng đóng váng vàng khè.
Những bể nước trong làng đóng váng vàng khè.

Làng Vân Hòa có 420 hộ với 2.000 dân. Dù nằm ngay sát bên sông Vĩnh Định nhưng có 98% dân cư dùng nước giếng khoan. Hầu hết giếng khoan có độ sâu trên dưới 20 m có mùi hôi; khi bơm lên nước có vẻ trong nhưng chỉ được một lúc thì đục dần, đóng váng; đun sôi để lắng thì ở thành nồi sẽ có một lớp màu trắng…

Lo sợ về chất lượng nước, người dân địa phương đã làm nhiều bể chứa hoặc lọc nhưng sau một thời gian họ phải rùng mình vì trên thành và đáy bể, cặn bùn vàng đục đóng thành từng lớp. “Nước kiểu này thì chỉ cần nhúng áo trắng vào sẽ chuyển sang màu đất ngay”, ông Trương Quốc Dũng, người làng Vân Hòa, nói.

Nhưng câu chuyện về chiếc áo trắng sẽ rất nhỏ nếu so với nỗi ám ảnh về bệnh ung thư, nghi do chất lượng nước. Theo ông Lương Chí Hòa, Trưởng thôn Vân Hòa, từ năm 2008 - 2017, cả thôn có tới 41 người chết vì ung thư. Chỉ tính từ năm 2013 đến tháng 4.2017 đã có 22 trường hợp chết liên quan đến ung thư dạ dày, gan, phổi…, bệnh nhân chủ yếu 30 - 50 tuổi. “Hiện đang có 4 người ung thư đã bị bệnh viện trả về. Thực sự trong làng đám ma vì ung thư nhiều gần bằng đám cưới”, ông Hòa nói.



Chính quyền kêu cứu, dân tính bỏ làng

Trao đổi với P.V, nhiều người dân làng Vân Hòa bày tỏ sự hoang mang, lo sợ cho sức khỏe bản thân. Họ cho rằng nguồn nước chính là nguyên nhân gây bệnh. Đã có nhiều người bỏ làng ra đi.

Bà Nguyễn Thị Trì (65 tuổi, ở đội 4) sau khi con trai chết vì ung thư phổi cách đây 7 năm, giờ đang tính đưa cháu nội sang nhà người khác để gửi.

“Tôi già rồi, có bệnh tật gì cũng được. Nhưng đứa cháu lỡ dính bệnh thì quá đau xót”, bà Trì thở dài.

Ông Nguyễn Đình Dũng, Phó chủ tịch UBND xã Triệu Hòa, xác nhận từ 2 năm nay vì quá lo sợ nên người dân phải mua nước lọc về dùng, rất tốn kém.

“Chúng tôi cũng nghĩ người dân sử dụng nguồn nước ô nhiễm từ giếng khoan nhiều năm mới dẫn đến bệnh ung thư. Người dân nhiều lần kiến nghị cấp trên quan tâm đầu tư nguồn nước sạch, nếu không họ sẽ bỏ làng”, ông Dũng nói.

Cuối tháng 3-2017, người dân thôn Vân Hòa đồng loạt ký đơn cầu cứu gửi các cấp chính quyền mong tìm lối thoát. Ngày 11-4, UBND tỉnh Quảng Trị đã có văn bản chỉ đạo UBND H.Triệu Phong phối hợp các ngành chức năng kiểm tra, báo cáo sự việc.

Đến ngày 20-4, UBND huyện Triệu Phong báo cáo UBND tỉnh Quảng Trị, ghi nhận nguồn nước ở Vân Hòa có bất thường, ghi nhận số người chết vì ung thư ở Vân Hòa nhiều hơn bình thường nhưng cũng mới chỉ kiến nghị hỗ trợ y tế, hỗ trợ kinh phí xây hệ thống dẫn nước sạch và nhờ Sở TN-MT kiểm tra lấy mẫu nước.

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...