Ngày đầu trong quân ngũ - Kỳ 3: Trui rèn bản lĩnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Môi trường quân đội như thổi một sức sống mới, đem lại nhiều giá trị tích cực cho chúng tôi”, nhiều chiến sĩ khẳng định.

Từ những bạn trẻ ít khi làm việc nhà, giờ đây họ đã trở thành những anh nuôi lo việc ăn uống cho hàng trăm tân binh
Từ những bạn trẻ ít khi làm việc nhà, giờ đây họ đã trở thành những anh nuôi lo việc ăn uống cho hàng trăm tân binh


Từ những non nớt, vụng về ban đầu, các chiến sĩ mới nhập ngũ được vài tháng ở Trung đoàn Gia Định - Bộ Tư lệnh TP. Hồ Chí Minh đến các quân nhân đã có thời gian dài khoác trên mình màu xanh áo lính... đều cho biết bản thân đã trưởng thành, vững chãi và giỏi giang hơn hẳn.

“Môi trường quân đội như thổi một sức sống mới, đem lại nhiều giá trị tích cực cho chúng tôi”, nhiều chiến sĩ khẳng định.

Chia tay “ảo”

Theo quy định, các chiến sĩ trong thời gian huấn luyện nghĩa vụ quân sự tuyệt đối không được phép sử dụng điện thoại di động, không được uống rượu, bia hoặc hút thuốc lá...

Từng là một bạn trẻ tưởng chừng không thể rời xa nửa bước điện thoại, mạng xã hội, game..., Đỗ Hoàng Thanh (19 tuổi) cho biết việc “chia tay” những thứ trên hóa ra không khó khăn như mình nghĩ.

“Cảm giác khó chịu chỉ xuất hiện trong tuần đầu tiên, sau đó tôi nhanh chóng hòa nhập với các hoạt động trong đây và thấy rõ môi trường quân đội đã giúp cuộc sống của mình cân bằng, bớt “ảo” hơn.

Chỉ mới nhập ngũ được vài tuần nhưng tôi đã kịp có bạn thân và làm được nhiều việc hơn hẳn so với khi ở nhà”, Hoàng Thanh chia sẻ với người viết khi bạn đang cùng đồng đội cuốc đất, gieo hạt rau muống, cải xanh, mồng tơi... ở khu tăng gia sản xuất của đơn vị.

Còn Dương Thanh Hải Long (24 tuổi) cho biết trước đây rất thích độ xe, câu cá và nuôi chó..., những thói quen đó được thay đổi sau ngày nhập ngũ.

“Thay vì tốn thời gian cho những điều trên thì tôi học nấu ăn, cắt tóc và có lẽ tay nghề “lên” ít nhiều nên hiện mỗi khi muốn cắt tóc, nhiều đồng đội nghĩ ngay đến tôi.

Việc từ bỏ một thói quen nào đó để học những điều mới bổ ích hơn không quá khó, tôi tin không có gì là không thể nếu chúng ta thật sự quyết tâm”, bạn trẻ có cha từng là người lính đóng quân ở quần đảo Trường Sa (Việt Nam) này không giấu được sự tự hào.

Bên cạnh việc bận rộn với lịch huấn luyện dày đặc, sự quan tâm và sát cánh kịp thời của cấp trên là một trong những điểm động viên các chiến sĩ trẻ vững vàng.

Khi thấy một chiến sĩ trong đại đội luôn có vẻ mặt đầy ưu tư, thượng úy Nguyễn Trường An (chính trị viên Đại đội bộ binh 11) đã kịp thời tìm hiểu câu chuyện và động viên, hỗ trợ bạn làm bảo hiểm cho bà ngoại (người nuôi dưỡng trực tiếp)...

Đỗ Phúc Thắng (19 tuổi) cho biết điều khiến bạn luôn tâm tư là việc phải rời xa người bà 68 tuổi mà bạn rất mực thương yêu.

“Bà tuổi già sức yếu nhưng phải lui cui tự mình đón xe buýt, ngồi quãng đường dài mỗi khi muốn gặp tôi. Mỗi khi nghĩ đến điều đó là tôi không cầm được nước mắt”, Phúc Thắng chia sẻ.

Phúc Thắng cho biết đã nhanh chóng vượt qua những khó khăn, hòa nhập môi trường mới. “Hiện tôi đã quen với nhịp sống quân ngũ và thấy thay đổi lớn nhất ở bản thân là khả năng sử dụng thời gian hiệu quả”, Phúc Thắng nói.

 

Phút giải lao thắm tình đồng đội của các nữ tân binh
Phút giải lao thắm tình đồng đội của các nữ tân binh


“Công tử bột” thành “anh nuôi”

Gặp Trần Thiện Minh (20 tuổi) khi bạn đang cặm cụi thổi lửa, cắt rau củ... trong gian bếp của khu nhà ăn Tiểu đoàn bộ binh 3, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi bạn tiết lộ đã giảm được gần 20kg sau một năm nhập ngũ.

Thiện Minh là một trong hàng chục anh nuôi đảm trách việc nấu nướng, lo ba bữa ăn cho gần 500 người trong doanh trại rộng gần 20 hecta.

Công việc nghe qua tưởng nhàn nhưng thực chất các anh nuôi phải làm việc liên tục từ 3h sáng đến 21h tối để đảm bảo các bữa ăn đủ chất, đúng giờ.

“Có thể nói việc vào quân ngũ là một bước ngoặt lớn, ngoài giúp tôi khỏe mạnh, điềm tĩnh hơn thì còn giúp tôi hiểu rõ hơn những hạnh phúc bình dị mà chúng ta thường hay quên.

Trước đây tôi nặng 84kg và rất ít làm việc nhà. Đi làm về tôi đi chơi đến khuya, hiếm khi ăn cơm chung hay nói chuyện, suy nghĩ nhiều về cha mẹ.

Vào trong đây rồi, có tận tay làm những bữa cơm thì tôi mới nhận thấy ý nghĩa, công sức để có một bữa cơm trọn vẹn. Lần đầu tiên gia đình lên thăm, tôi đã bật khóc vì thương cha mẹ”, Thiện Minh nói.

Hay như các anh nuôi Nguyễn Thanh Bình (23 tuổi) và Võ Thành Công (22 tuổi) cũng từng là những bạn trẻ rất ít khi làm việc nhà.

“Ở nhà mọi thứ đều được cha mẹ lo sẵn, tôi chẳng phải đụng tay vào việc gì cả... nên tôi mất khá nhiều thời gian để thích nghi mọi thứ trong đây.

Bây giờ tôi đã có thể nấu được thịt kho, gà kho và nhiều món khác. Chúng tôi cũng học được cách làm việc có trách nhiệm, tỉ mỉ bởi chỉ cần chút sơ sẩy thì đồ ăn mình nấu có thể ảnh hưởng đến rất nhiều người”-Thanh Bình tiết lộ.

Đại úy Đỗ Văn Bé (35 tuổi), người gắn bó môi trường quân đội từ những năm trung học (từng theo học Trường Thiếu sinh quân, Bộ tư lệnh TP.HCM), cho biết môi trường quân đội lấy tinh thần “kỷ luật là sức mạnh quân đội” song vô cùng ấm áp, giúp người trẻ học được nhiều điều, nhận về nhiều giá trị cuộc sống như sự sẻ chia, tác phong chuyên nghiệp.

Theo Tuoitre


-----------
Sau một tuần huấn luyện, học tập vất vả, chủ nhật là ngày được mong chờ đối với các tân binh. Vì sao?



 

Bản lĩnh hơn trước thử thách

Từ kinh nghiệm 15 năm sống trong quân ngũ, thiếu tá Nguyễn Như Anh - chính trị viên Tiểu đoàn 3, Trung đoàn Gia Định, Bộ tư lệnh TP.HCM - tin tưởng các chiến sĩ sẽ trưởng thành hơn từ việc chấp hành nghiêm túc các yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị từ việc nhỏ như dọn dẹp, vệ sinh đến giờ giấc ngủ nghỉ, tập luyện…

Ngoài “cái được” nho nhỏ là phụ cấp hằng tháng 617.000 đồng/chiến sĩ, điều lớn hơn nhiều là các bạn sẽ nói chuyện đĩnh đạc, lễ phép hơn, sử dụng giờ giấc khoa học hơn, bản lĩnh hơn trước những thử thách và có góc nhìn vững vàng trước các vấn đề xã hội.
“Tôi đã khác ngày xưa”

Tân binh Hồ Thị Nguyên Hằng (23 tuổi, quê Quảng Ngãi) tâm sự rằng ba tháng quân trường sẽ là những ngày đáng nhớ nhất.

Môi trường này đã làm Hằng trưởng thành lên rất nhiều. Hằng nói quân đội đã rèn cho Hằng sự bản lĩnh, kiên trì, khó khăn gì cũng phải làm đến cùng, không được bỏ cuộc.

“Hồi xưa vô đây tôi lo nhất vì ngày thường tôi toàn dậy trễ. Nhưng rồi cũng thay đổi được, cũng không quá khó khăn”, Lệ Huyền chia sẻ.

Hay như Thanh Tâm, lúc vào quân ngũ rồi, bạn bè vẫn không tin “con bé hay ngủ nướng” có thể thành bộ đội được. Nhưng rồi mọi thứ Tâm đều làm được.

Nhiều nữ tân binh ở Trường Quân sự Quân khu 7 (Q.12, TP.HCM) tâm sự vào quân ngũ, họ hiểu hơn về giá trị của gia đình, biết quan tâm đến gia đình, người thân xung quanh mình.

“Trước đây tôi chỉ vô tư đón nhận, nay tôi đã biết cách thể hiện tình cảm, biết nghĩ đến cha mẹ, những người đã vất vả vì tôi cả đời”, một tân binh chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.