Đặc nhiệm vùng biên - Kỳ 4: Chống buôn người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ một đặc nhiệm chống ma túy ở đồn biên phòng Nậm Xe (Điện Biên), với thành tích phá án quá ấn tượng, anh được điều về bộ chỉ huy biên phòng tỉnh.


Dù mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo nhưng chưa một nhiệm vụ nào anh chối từ. Không biết bao nhiêu cô gái, trẻ em được anh cùng đồng đội giải cứu về với gia đình. Cũng không ít lần anh phải “câu” đối tượng từ bên kia biên giới về thẳng... nhà lao.
 

Thiếu tá Trịnh Xuân Vui.
Thiếu tá Trịnh Xuân Vui.

Khó hơn đánh án ma túy

Chiều 26-2, chúng tôi đến Lai Châu, đúng lúc biên phòng tỉnh này vừa bắt được Phàng Văn Phú, người đã dụ dỗ và bán hai cô gái qua Trung Quốc.

Thở hổn hển trong chiếc áo thun ố màu vừa từ hiện trường trở về, thiếu tá Trịnh Xuân Vui tươi cười kể chuyện đánh án. Anh bảo từ Tết Nguyên đán đến nay, anh liên tục di chuyển như con thoi từ các cánh rừng rồi lên biên giới, chưa ngày nào có bữa cơm trọn vẹn bên gia đình.

“Mới mùng 2 tết ở Phong Thổ nhiều người bị ngộ độc rượu chết, tôi phải khăn gói lên đường. Mọi chuyện chưa yên thì nay xảy ra vụ buôn bán người. Nhưng đã xác định nghề nghiệp của mình đã chọn thì phải vậy. Chỉ mong đời sống người dân biên giới được bình yên” - anh Vui tâm sự.

Kể về hai cô gái bị lừa bán sang Trung Quốc lần này, anh Vui lắc đầu: “Vẫn là những chiêu trò quá cũ nhưng những cô gái nhẹ dạ thường hay mắc phải. Các đối tượng thường tán tỉnh nhau trên mạng, sau đó rủ nhau đi chơi, bị chở qua sát đường biên chỉ cần qua bên kia suối là bị khống chế”.

Rất may là hai cô gái khi bị dụ qua bên gần đường biên giới, nghi là mình bị lừa bán đã tháo chạy vào rừng. Hai nạn nhân đã phải trốn chui trốn nhủi một ngày một đêm trong rừng trước khi tìm đến một bản làng xin ăn và báo cho chính quyền địa phương.

Khi mất dấu hai cô gái, các đối tượng quay lại các bản làng để truy lùng, yêu cầu người dân thả nạn nhân và kéo người đi.

Trưởng bản là cơ sở của biên phòng nên ngay sau đó, một tổ trinh sát tức tốc tiến hành mật phục và Phàng Văn Phú bị bắt.

Ban đầu Phú cương quyết không khai nhận hành vi buôn bán người, liên tục đau bụng vật vã, biên phòng phải chở Phú qua bệnh viện tỉnh để chụp phim, điều trị. Các trinh sát phải bố trí canh phòng ở các cửa ra vào, thậm chí những bác sĩ điều trị cũng là trinh sát, vì nếu sơ hở đối tượng này có thể trốn thoát qua biên giới bất cứ lúc nào.

Thiếu tá Vui giãi bày: “Bắt đối tượng buôn người không khó nhưng để củng cố đủ chứng cứ, viện kiểm sát phê chuẩn việc bắt người không đơn giản. Họ rất sợ oan sai, có nhiều vụ việc họ chấp nhận “bỏ sót hơn bắt nhầm”, nhưng nếu thả người thì nhiều nạn nhân khác sẽ lại bị lừa bán. Bắt ma túy dễ hơn ở chỗ nếu bắt người cùng tang vật thì không còn gì để chối cãi”.

 

Thượng úy Phạm Tuân (đồn biên phòng Dào San) điều tra vụ hai cô gái bị bắt bán qua biên giới vừa được Biên phòng Lai Châu cứu thoát.
Thượng úy Phạm Tuân (đồn biên phòng Dào San) điều tra vụ hai cô gái bị bắt bán qua biên giới vừa được Biên phòng Lai Châu cứu thoát.

Sập bẫy “chim mồi”

Để bắt được các đầu nậu tinh ranh từ bên kia biên giới, thiếu tá Vui đã nghĩ ra cách dùng “chim mồi” để dụ đối tượng.

Lù Văn Vuông (ở Tam Đường, Lai Châu), một đối tượng vừa ra tù đã trở lại con đường buôn bán trẻ em, phụ nữ, đang nằm trong tầm ngắm của các trinh sát nhưng hắn luôn ở bên kia biên giới.

Sau hàng tháng trời vận động, các trinh sát biên phòng được một cán bộ ở xã Lản Nhì Thàng (huyện Phong Thổ) chấp nhận giúp sức. Ông đồng ý để con gái mình làm “chim mồi” nhử Vuông sang bên này biên giới.

“Để họ tin và đưa con giúp sức đi đánh án là điều không dễ. Gia đình dù chấp nhận nhưng chồng của cô gái thì sợ mất vợ nên cứ điều tra kỹ hỏi chúng tôi là ai, tại sao chở vợ anh ta đi nhiều ngày đêm? Có bán sang biên giới không? Mọi việc rất khó!” - thiếu tá Vui kể.

Người phụ nữ làm “chim mồi” liên tục dùng sim rác nhá vào máy của Vuông. Khi Vuông gọi lại, theo kịch bản định sẵn, người phụ nữ hỏi xin sang Trung Quốc để tìm việc làm.

Sau nhiều ngày lôi kéo, Vuông cho biết sẽ xin việc cho cô với điều kiện phải vượt biên sang Trung Quốc. Cô được đưa đến điểm hẹn là một con suối rộng, giữa đêm lạnh cóng, nơi các trinh sát mai phục sẵn.

Khi Vuông bơi sang dắt người thì bị bắt và khai nhận toàn bộ việc buôn bán người trước đó của mình.

Cũng bằng cách dùng “chim mồi” này, biên phòng Lai Châu đã bắt Lý Kiến Minh, một người Trung Quốc nhiều lần buôn bán trẻ em và phụ nữ Việt Nam.

Mỗi năm thiếu tá Vui cùng đồng đội phá không dưới 10 vụ án buôn bán người và ma túy. Người trinh sát kỳ cựu này trần tình: “Cơ quan công an người ta làm việc này dễ hơn biên phòng vì họ có thể khởi tố vụ án trước rồi bắt người chứng minh sau, nhưng biên phòng thì làm ngược lại nên mọi chuyện dễ gặp bất trắc. Mọi thứ phải bảo đảm đúng và không được oan sai”.

Người sĩ quan này rắn rỏi như thanh thép, võ nghệ thuộc hàng cao thủ, nhưng ba tháng anh phải vào viện một lần. Căn bệnh viêm gan siêu vi B dương tính buộc thiếu tá Vui phải điều trị liên tục. Mỗi ngày một viên thuốc 150.000 đồng, anh phải dùng hằng ngày liên tục sáu năm qua. Mỗi tháng 6 triệu tiền thuốc, chưa kể tiền điều trị cho vợ bị ác tính tuyến giáp. Vậy mà hai vợ chồng vẫn động viên nhau gắng sức nuôi hai con nên người.

“Bao nhiêu tiền bạc đều dồn vào chữa bệnh cho hai vợ chồng. Nguyện vọng duy nhất của chúng tôi là mong bệnh tật nằm im để được sống nhìn con khôn lớn” - thiếu tá Vui tâm tư.

Theo tuoitre

Thủ đoạn của các đối tượng buôn bán người ngày càng tinh vi, để bán người sang Trung Quốc, chúng thường ra chiêu dụ dỗ nạn nhân vượt biên qua cửa khẩu để kiếm việc làm. Khi các nạn nhân qua khỏi đường biên thì bị chúng bắt bán, nhiều người trốn thoát về trình báo, nhưng không gian và thời gian đều xảy ra ở nước ngoài nên thiếu chứng cứ cụ thể để làm án.

Có những vụ bắt được thủ phạm nhưng biên phòng phải thả ra dù họ thừa nhận có bắt người đi bán. “Chúng buôn người bằng cách hướng dẫn nạn nhân làm giấy thông hành để sang bên kia rồi bắt bán. Vì có lời khai từ một phía nạn nhân nên viện kiểm sát không nhất trí. Điều thứ hai là không có vật chất trao đổi, vật chứng minh cũng không có nên đành buông tay”- thiếu tá Vui cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Mổ xẻ nguyên nhân người giữ rừng bỏ việc, các ngành chức năng đều nhận thấy cốt lõi bởi trách nhiệm cao nhưng đồng lương bèo bọt. Có trường hợp xin từ chức, xuống chức mặc dù chưa tới tuổi nghỉ hưu. Trong khi, nguồn tuyển không có dù chủ rừng đã hạ tiêu chuẩn, chỉ cần tốt nghiệp THPT.
Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Cuộc chiến bảo vệ rừng xanh đang nóng lên từng ngày, đặc biệt là Đắk Lắk - “lá phổi xanh” của cả nước. Lâm tặc ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả người giữ rừng bằng vũ khí nóng. Máu người giữ rừng đã đổ, thậm chí có người đã mất mạng, trong khi chế độ, chính sách cho họ chưa tương xứng…
Nơi biên giới có vườn địa đàng

Nơi biên giới có vườn địa đàng

Giữa bạt ngàn mây trắng ấy, ngôi làng thiên đường hiện ra nhỏ bé mà bừng sáng và chỉ cần một cái với tay là đã có thể chạm tới được trời cao. Ngôi làng ấy vẫn nguyên thủy bản thể như thế bất chấp làn sóng hiện đại đã phủ xuống khắp nơi.
Hành trình trả rừng về nguyên bản

Hành trình trả rừng về nguyên bản

Hơn 500 cây sao đen được trồng trên khu rừng cộng đồng rộng 4ha ở thôn Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) là bước đệm đầu tiên của hành trình “cõng” cây gỗ lớn về rừng, trả lại mảng xanh cho núi rừng Hòa Bắc cũng như tạo sinh kế bền vững cho bà con Cơ Tu ở đây.