Đêm thâu nơi bệnh viện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tết đến, xuân về khi hầu hết mọi người được vui vầy, đoàn tụ bên gia đình thì có một lực lượng luôn luôn trong trạng thái trực chiến căng thẳng. Đó là những bác sĩ, y tá tại các bệnh viện. Họ gần như phải hy sinh cái tết của chính mình để tận tình, cứu chữa, chăm sóc và tìm lại mùa xuân cho những người bệnh…

Tết lấy bệnh viện là nhà

Tại điểm “nóng” là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, bác sĩ Nguyễn Văn Minh, phòng Khám cấp cứu của bệnh viện cho biết, theo thống kê của phòng Khám cấp cứu, trong 5 ngày Tết, từ ngày 29 tháng Chạp đến hết ngày mùng 3 tết, đã có 724 lượt bệnh nhân đến thăm khám, cấp cứu. Trong đó, có 423 ca liên quan đến tai nạn giao thông.

 

Cấp cứu cho một ca bị tai nạn giao thông.
Cấp cứu cho một ca bị tai nạn giao thông.

Bác sĩ Lê Tư Hoàng, phó Trưởng khoa Điều trị 1C, Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng cho biết, mỗi ngày, lực lượng trực ở toàn bệnh viện lên tới gần 400 người. Lãnh đạo bệnh viện yêu cầu các bác sĩ không trong tua trực không được tắt máy, không được đi xa Hà Nội quá 40-50km để khi xảy ra cấp cứu phải quay về hỗ trợ. Và như vậy, các nhân viên y tế tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vẫn phải gắng sức giành giật sự sống cho bệnh nhân trong những ngày nghỉ Tết. Ngoài những trường hợp nhập viện do tai nạn giao thông, theo báo cáo nhanh của Bộ Y tế, trong 4 ngày Tết Đinh Dậu, cả nước có hơn 130 trường hợp thương tích do sử dụng trái phép pháo nổ.

Nếu như dịp tết năm 2015, tai nạn do pháo nổ là 49 trường hợp, thì dịp Tết năm 2016 tăng gấp đôi và đến Tết năm nay, tai nạn pháo nổ đã tăng vọt lên 130 trường hợp. Mặc dù không có trường hợp nào thiệt mạng nhưng thương tích, di chứng do tai nạn pháo nổ gây ra hết sức nặng nề. Có 23 trường hợp khám, cấp cứu do chất nổ khác, không có ca tử vong.

Cũng tại báo cáo của Cục Quản lý khám chữa bệnh, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho 71.308 trường hợp, trong đó: có 16.382 trường hợp phải nhập viện điều trị nội trú, 4.858 trường hợp phải chuyển viện. Thực hiện 6.331 ca phẫu thuật, trong đó 164 trường hợp phẫu thuật chấn thương sọ não (do các nguyên nhân). Đỡ đẻ/mổ đẻ thành công đón hơn 2000 cháu bé chào.

Trong khi đó, ở một bệnh viện lớn tại TPHCM, tình hình những ngày tết vừa qua cũng căng thẳng không kém. Đối với các bác sĩ nơi đây, lẽ ra được đoàn tụ, sum họp bên gia đình, thế nhưng, những ngày tết là những ngày vất vả nhất của các bác sĩ trực cấp cứu. Bởi đây cũng là thời điểm lượng bệnh nhân nhập viện tăng cao vì tai nạn giao thông. Theo bác sỹ chuyên khoa II Phạm Trí Dũng, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy tính từ ngày 25.1 (tức 28 tháng Chạp) đến hết ngày 31.1 (tức mùng 4 tết) có 2.081 bệnh nhân nhập viện cấp cứu, trong đó có 530 bệnh nhân cấp cứu vì tai nạn giao thông.

Còn các bác sĩ Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM cho biết, trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, trung bình mỗi ngày khoa Cấp cứu của bệnh viện này tiếp nhận khoảng 100 - 150 trường hợp cấp cứu, trong đó gần một nửa số cấp cứu là do tai nạn giao thông. Chấn thương phổ biến do tai nạn giao thông trong những ngày qua gồm gãy cột sống, gãy tay, chân... Để kịp thời cứu chữa bệnh nhân, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình đã phải chủ động bố trí 6 phòng mổ cấp cứu. Chẳng khác ngày thường là mấy, dịp Tết, các bác sĩ phẫu thuật viên vẫn có lịch mổ dày đặc.

Tại Bệnh viện Từ Dũ, các bác sĩ, hộ sinh vẫn tất bật trong những ngày tết. Thời điểm này, mỗi ngày bệnh viện đón khoảng 150 bé chào đời. Đêm giao thừa, khoảng 300 nhân viên y tế của bệnh viện túc trực chăm sóc cho hơn 850 bệnh nhân cùng nhiều ca cấp cứu.

Một nữ hộ sinh trực đêm 30 tết chia sẻ: “Trước rời khỏi nhà, tôi không tránh khỏi chút buồn vì không được đón giao thừa bên gia đình. Tuy nhiên bước vào ca trực với không khí bận rộn, hạnh phúc trong tiếng khóc trẻ thơ chào đời, niềm vui đón giao thừa cùng đồng nghiệp đã lấn át các cảm giác khác và cảm thấy công việc của mình thêm ý nghĩa”.

Là một trong những khoa khá đông bệnh nhân, từ ngày mùng 2 tết, khoa Thận nhân tạo của Bệnh viện quận Thủ Đức (TPHCM) đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân quay trở lại chạy thận.

Điều dưỡng trẻ Phạm Thị Giang, khoa Thận nhân tạo của Bệnh viện quận Thủ Đức đã dành trọn những ngày tết để trực tour thay đồng nghiệp: “Nhiều anh chị đồng nghiệp đã có gia đình hoặc phải về quê đã xin đổi trực. Vì thế, tôi trực từ đêm 30 đến hết mùng 2 để san sẻ giúp họ. Thời điểm giao thừa rồi mùng 1 không được ở bên gia đình để chúc tết bố mẹ, ông bà và các cháu cũng chạnh lòng lắm. Nhưng do nhiều tết phải ở lại trực như thế này rồi cũng thành quen. Hơn nữa, Ban giám đốc cũng đến hỏi thăm và chúc tết nhân viên vào lúc giao thừa nên thấy cũng ấm lòng lắm”.

Theo chị Giang, những ngày tết, công việc của các bác sĩ, điều dưỡng vẫn không có gì thay đổi. Mùng 1 tết, các bác sĩ phải tập trung cứu chữa cho một bệnh nhân chuyển từ khoa Cấp cứu lên vì uống quá nhiều thuốc an thần. Mỗi ngày, khoa phải xếp lịch cho hơn 50 bệnh nhân chạy thận. Bà Nguyệt - một bệnh nhân đang chạy thận tại đây cho biết: “Bình thường, một tuần tôi phải chạy thận 3 lần. Nhưng mấy ngày tết, tui về quê sum vầy với con cháu nên không có chạy thận được, suốt ngày phải ăn cơm với nước tương để giữ sức khỏe. Về tới TP là tôi đến Bệnh viện xếp lịch chạy liền. Thấy các bác sĩ, điều dưỡng vẫn tận tình không khác ngày thường nên yên tâm lắm”.

Tết qua, những con số buồn đọng lại

 

Một ca trực đêm 30 Tết tại Bệnh viện Từ Dũ.
Một ca trực đêm 30 Tết tại Bệnh viện Từ Dũ.

Theo báo cáo của Cục quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế, trong 4 ngày tết vừa qua, các cơ sở y tế trên cả nước đã khám, cấp cứu gần 20.000 trường hợp do tai nạn giao thông. Ngay từ những ngày đầu tiên của năm mới, các bệnh viện trên cả nước đã tiếp nhận hơn 1.000 người bị rối loạn tiêu hóa, trong đó có hơn 400 người bị ngộ độc rượu.

Bác sĩ Lê Quang Trí, Khoa cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trong 2 ngày mùng 1 và mùng 2 Tết, khoa đã tiếp nhận 169 người nhập viện cấp cứu, trong đó có 1/4 bệnh nhân cấp cứu do chảy máu đường tiêu hóa do rượu, nhập viện trong tình trạng không tỉnh táo và vẫn còn hơi men. Như vậy, trong những ngày tết vấn đề ngộ độc rượu rất đáng được quan tâm. Ngày mùng 3 tết, Bệnh viện Bạch Mai vẫn tiếp tục tiếp nhận 16 trường hợp bị ngộ độc rượu và nôn ra máu.

Trong những ngày tết vừa qua, tại một số bệnh viện lớn của Hà Nội như Bệnh viện Hữu Nghị Việt - Đức, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thanh Nhàn… không khó để bắt gặp những hình ảnh đau thương, tang tóc liên quan đến tai nạn giao thông. Và nguyên nhân là do một bộ phận không nhỏ người dân sử dụng rượu bia quá ngưỡng cho phép, điều khiển phương tiện trong tình trạng không thể làm chủ bản thân. Do lái xe máy trong tình trạng say rượu lả lướt, con trai bà Hà Thị H (Hà Nội) đã tự mình đâm vào cột mốc ven đường, hiện đang phải cấp cứu do chấn thương sọ não.

Chờ đợi bên ngoài phòng cấp cứu, bà H vừa khóc vừa chia sẻ: “tôi đã khuyên con không biết bao nhiêu lần rằng đừng có uống rượu nữa, nếu uống rồi thì đi ngủ, đừng có lái xe, thế mà nó không nghe. Giờ ra nông nỗi này, không biết có tỉnh lại được nữa không”.

Năm nào những con số thương vong về tai nạn giao thông, ngộ độc rượu, đánh nhau nhập viện… cũng khiến những y, bác sĩ gần như mất tết. Song chính sự lặng thầm của họ đã mang lại mùa xuân cho rất nhiều người, hơn ai hết những y bác sỹ là những người mong mỏi nhất được “thất nghiệp” khi tết đến, xuân về.

Theo laodong

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...
Chạm đến ước mơ bằng tình thương

Chạm đến ước mơ bằng tình thương

“Tạo hóa không sinh ra ai để sống những tháng ngày vô nghĩa. Dù chào đời không nhìn thấy ánh sáng, nhưng tôi tin rằng, bằng tình yêu thương, niềm tin và hy vọng, một ngày tôi sẽ chạm đến ước mơ của riêng mình”. Đó là chia sẻ của Nghiêm Vũ Thu Loan, Chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).