Kỳ I: Tiền sử thấm máu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mỗi dịp ngang qua những vườn cao su mới tái canh, lắng nghe tiếng gió reo rất mỏng trong buổi chiều tà, trong tôi lại bồi hồi một câu cảm thán: “Vậy là đã một đời cây”. Và rồi liền đó một ý nghĩ lẩn thẩn lại trỗi lên rằng giả sử một sớm mai nào đó ta thức dậy, cái mảng xanh ngỡ chừng không biên giới trên miền đất Gia Lai này bỗng dưng biến mất? Còn lại những gì trên miền đất ấy, dẫu đã gần nửa thế kỷ quá khứ vẫn chưa đủ sức xóa nhòa. Hàng vạn con người với cây cao su đã bước sang một trang đời như cổ tích…

Cao su bám rễ trên đất Gia Lai

Năm 1897, cây cao su đã du nhập vào miền Đông Nam bộ nhưng mãi tới năm 1923 người Pháp mới đưa trồng thử nghiệm trên vùng đất Tây Nguyên. Sau đó không thấy họ có kế hoạch gì cho việc phát triển loại cây này. Có người cho rằng người Pháp kết luận vùng đất nắng gió này không phù hợp với cao su. Họ tập trung phát triển ở các tỉnh Đông Nam bộ, nơi có khí hậu ôn hòa hơn, vốn đầu tư thấp hơn và dễ mộ phu…

 

Tuy nhiên, đến năm 1957, chính quyền Ngô Đình Diệm với “Quốc sách dinh điền” đã chủ trương phát triển cao su lên Tây Nguyên và Gia Lai được coi là địa bàn trọng điểm… Trong tay tôi là một tập tài liệu của chính quyền Sài Gòn có tên “Pleiku ngày nay”. Giở phần “Tài chánh và kinh tế”, những con số thống kê khá chi tiết đã cho tôi một ý niệm đầu tiên về dinh điền. Theo đó thì năm 1957, từ ba điểm khởi đầu là Bảo Đức, Lệ Cần, Lệ Chí, đến cuối năm 1963 đã có tới 27 điểm dinh điền, tiếp nhận hơn 11.000 gia đình (hộ) với gần 34.960 nhân khẩu. Cư dân gồm các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận và một số tỉnh Tây Nam bộ như Kiên Giang, An Giang… Các điểm dinh điền chủ yếu tập trung trồng cao su và cây ki náp. Chỉ riêng khoảng thời gian 1962-1963, các dinh điền Lệ Cần, Lệ Chí, Ninh Đức, Thanh Bình, Tân Lạc… đã trồng được 2.017 mẫu cao su. Lệ Phong, Thanh Giáo, Lệ Kim… trồng được hơn 7.658 mẫu. Như vậy là Gia Lai đã có một diện tích cao su khá lớn.    

Cay đắng đời phu

Nấp dưới những ngôn từ “vị nhân sinh” nhằm “Khai thác vùng đất phì nhiêu nhưng hoang vắng của vùng cao nguyên để tăng lợi tức quốc gia, đồng thời phân phối cư dân trong nước cho hợp lý, đưa dân chúng vùng trung châu nơi ít đất nhiều người, không có cơ sở làm ăn lên cao nguyên lập nghiệp”-thế nhưng “Quốc sách dinh điền” thực chất là cuộc gom vét những gia đình liên quan đến cách mạng, những người tham gia kháng chiến vào các “ấp chiến lược” nơi rừng hoang nước độc để quản chế hòng “tách cá ra khỏi nước”… Chuyện tôi được nghe từ cụ Nguyễn Đai ở Lệ Cần là một sự thật điển hình của chốn dinh điền đằng sau những mỹ từ lấp lánh ấy.

Núi Hàm Rồng trước năm 1975. Ảnh. C.T.V
Núi Hàm Rồng trước năm 1975. Ảnh. C.T.V

…Vào những năm cuối đánh Pháp, tôi tham gia du kích Ba Tơ. Lẽ ra thì tôi cũng đi tập kết nhưng lúc bấy giờ có vợ con rồi nên nán lại. 2 năm rồi hiệp thương, thống nhất đất nước chớ lâu la gì.

Nhưng một buổi sáng, tôi bỗng bị bọn lính bắt đưa lên quận cùng với nhiều gia đình có liên quan đến kháng chiến. Bấy giờ ở quê tôi, địch bắt đầu chiến dịch “tố cộng” nên tôi chắc mẩm chúng đưa đi “tố” mình đây. Nào ngờ, sau 3 ngày học tập “chánh sách dinh điền” của Ngô Tổng thống, chúng hốt tất cả lên Lệ Thanh lập dinh điền. Sau gần 2 ngày trời bơi trong cái nóng và bụi đỏ đến nghẹt thở, chúng tôi mới đến nơi. Xuống xe, trước mắt chúng tôi là những dãy nhà lợp tranh chơ vơ trên những dải đất đã ủi sẵn ngút mắt, đỏ bầm như máu… “Dinh điền” là đấy! Không cần suy nghĩ lâu, chúng tôi hiểu rằng thực chất là chúng cách ly chúng tôi để tránh “gieo mầm cộng sản”.  

Công việc của chúng tôi được giao là đào hố trồng cao su. Để tồn tại, những ngày đầu trên vùng đất mới, “Quốc gia” cho 6 tháng gạo (trẻ em 13 kg, người lớn 18 kg) và mỗi tháng 1.000 đồng. Vừa trồng cao su, chúng vừa bắt rào ấp “chống cộng thâm nhập”. Mỗi nhà được giao đào 10 mét hào;  sâu 1,5 mét, rộng 3 mét. Trên mặt hào phải cắm le hoặc lồ ô vạt nhọn chéo cánh sẻ, dưới cắm chông. Ngày làm việc mệt nhoài, đêm đến chẳng ai được yên giấc bởi chúng bắt thay phiên nhau đi gác. Giữa chốn rừng sâu thẳm, những bóng nhà lụp xụp ánh đèn, những ánh đuốc cứ chờn vờn qua lại ngó không khác gì xứ sở ma trơi.

Ấy thế nhưng mọi chuyện dẫu sao thì cũng chưa đáng sợ bằng sốt rét. Rừng thiêng nước độc không ai thoát sốt. Mà đã sốt thường là chuyển sang ác tính. Đến lán nào cũng gặp những thân hình võ vàng, lẩy bẩy la liệt trên sạp nứa. Có ngày chết đến vài ba chục người, chết đến không kịp chôn. Hòm ván không có, cứ bó chiếu đem lấp. Có những lúc hết cả chiếu, chúng tôi phải chẻ tre đan thành phên mỏng rồi bó lại đem chôn.

Có lẽ chẳng còn ai không thầm hiểu cái “tương lai tươi sáng” mà “Ngô Tổng thống” mang lại cho những gia đình thuộc nòi cộng sản. Biết được ngọn lửa căm uất đang âm ỉ trong lòng chúng tôi, chúng càng cố sức xiết chặt gông xiềng. Trung úy Lương Văn Trí-gã quận trưởng đầu tiên của quận Lệ Thanh ấy là sự điển hình của những kẻ chống cộng điên cuồng  hắc ám… Trí lúc bấy giờ có lẽ mới ngoài 30 tuổi. Vóc hơi lùn, cái đầu tròn và mái tóc húi cua, trông hắn cứ rắn đặc như một võ sĩ. Dáng đi lúc nào cũng có vẻ lừ đừ, tưởng hắn chậm chạp nhưng trái lại. Dường như không đêm nào hắn ngủ. Cứ như một hồn ma, xó xỉnh nào cũng có mặt hắn. Chỉ cần một tên lính đi cùng, đêm đêm hắn mò mẫm, lùng sục khắp mọi ngả đường trong quận. Cứ bắt được cán bộ hay người nào có vẻ khả nghi là hắn bắn ngay không cần đôi co. Bắn xong, hắn còn thêm một phát vào đầu gọi là “nhân đạo”(!) rồi cắt đầu mang về để thị uy. Có sáng, hắn đem tới 3 đầu người về ném ngay trước cửa quận… Không chỉ với dân dinh điền, hồn ma bóng quỷ của hắn còn là nỗi khiếp đảm của bọn lính. Tên nào thấy hắn đi ngang mà không chào là lập tức bị ăn một quả thụi vào mặt… Ban đêm đi kiểm tra vọng gác, thấy tên nào ngủ là hắn lôi dậy, cho ngay một phát đạn vào đầu. Sáng nào thấy hắn đi “ăn đêm” về, không có “mồi”, ra chiều tư lự là lính tráng tên nào tên nấy cứ nem nép như rắn mùng 5… Trời không dung kẻ ác tâm, sau này đổi về Nha Trang, Lê Văn Trí đã bị biệt động ta trừ khử…

Dưới trướng hắn còn mấy tên tay chân hắc ám nữa. Nổi bật nhất là Trung sĩ Mừng. Tên này chữ nghĩa lem nhem, viết “tác” ra “tộ” nhưng sự nham hiểm, độc ác thì chẳng kém gì Lê Văn Trí. Hơn thế, vốn sống gần đồng bào dân tộc từ nhỏ, hắn nói tiếng Jrai rất thạo, am hiểu phong tục, tâm lý của đồng bào nên bà con nhiều làng luôn bị mắc mưu hắn. Mừng từng bị du kích phục mấy lần mà thoát chết… Nhưng rồi lưới trời lồng lộng, sau này hắn đã bị bắt và đền tội trong trận bộ đội ta đánh quận Lệ Thanh.

Ngày tàn của cao su “dinh điền”

Nhưng dù có sống dưới mấy ách gông xiềng; dù có đưa những tên bạo chúa tàn ác cỡ nào đến cai quản dinh điền thì ngọn lửa cách mạng trong lòng dân cũng không dễ gì dập tắt. Lẽ giản đơn, phần đông chúng tôi đều thuộc “nòi cộng sản”. Thế nên bao lớp rào kìm kẹp mà chúng dựng lên, ngỡ giọt nước cũng khó lọt ra ngoài thì cán bộ vẫn vào được ấp, vẫn nhận được sự tiếp tế của dân. Chúng tôi có hàng trăm cách để qua mặt bọn chúng. Tỷ như lúc đi tuần, gặp “người mình” vào ấp, nếu có nguy hiểm thì làm cử chỉ cảnh báo... Biết dinh điền bao lớp rào chắn mà vẫn ruỗng bên trong, nhiều kẻ ngán ngẩm than thở: Cứ tưởng đưa lên núi nhốt để bọn nó hết làm cộng sản, nào ngờ chúng nó lại càng hăng (!).

 

Sống cảnh “cá chậu chim lồng”, sống trong căm thù như thế, còn đâu chút lòng người với cây và đất. Hơn thế, cây cao su với dân dinh điền cũng là một kẻ thù. Đặc biệt là với đồng bào dân tộc. Ám ảnh bởi cảnh sống của dân dinh điền, lo ngại một ngày cảnh sống ấy sẽ đến mình, họ lén nhổ, chặt phá cao su. Tháng 10-1965, ta phá quận Lệ Thanh. Lo ngại nếu để dân dinh điền ở lại sẽ là một đám lửa cách mạng bùng cháy, quân Mỹ đã huy động mỗi lượt tới 40 chiếc trực thăng, hốt bằng sạch già trẻ, lớn bé rồi phân tán đi các nơi để tiện bề quản chế… Cao su trở thành vô chủ. Số mới trồng bị cỏ đuôi chồn lấp dần rồi làm mồi cho lửa mỗi mùa khô đến… Cái tên “Dinh điền” rồi “Ấp tân sinh” theo số phận cây cao su chìm vào quá vãng…

 Ngọc Tấn


----------------

Kỳ 2: Đất vỡ

Có thể bạn quan tâm

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Mổ xẻ nguyên nhân người giữ rừng bỏ việc, các ngành chức năng đều nhận thấy cốt lõi bởi trách nhiệm cao nhưng đồng lương bèo bọt. Có trường hợp xin từ chức, xuống chức mặc dù chưa tới tuổi nghỉ hưu. Trong khi, nguồn tuyển không có dù chủ rừng đã hạ tiêu chuẩn, chỉ cần tốt nghiệp THPT.
Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Cuộc chiến bảo vệ rừng xanh đang nóng lên từng ngày, đặc biệt là Đắk Lắk - “lá phổi xanh” của cả nước. Lâm tặc ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả người giữ rừng bằng vũ khí nóng. Máu người giữ rừng đã đổ, thậm chí có người đã mất mạng, trong khi chế độ, chính sách cho họ chưa tương xứng…
Nơi biên giới có vườn địa đàng

Nơi biên giới có vườn địa đàng

Giữa bạt ngàn mây trắng ấy, ngôi làng thiên đường hiện ra nhỏ bé mà bừng sáng và chỉ cần một cái với tay là đã có thể chạm tới được trời cao. Ngôi làng ấy vẫn nguyên thủy bản thể như thế bất chấp làn sóng hiện đại đã phủ xuống khắp nơi.
Hành trình trả rừng về nguyên bản

Hành trình trả rừng về nguyên bản

Hơn 500 cây sao đen được trồng trên khu rừng cộng đồng rộng 4ha ở thôn Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) là bước đệm đầu tiên của hành trình “cõng” cây gỗ lớn về rừng, trả lại mảng xanh cho núi rừng Hòa Bắc cũng như tạo sinh kế bền vững cho bà con Cơ Tu ở đây.