Siêu âm cho... voi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lần đầu tiên tại Việt Nam, những nàng voi nhà vốn quanh năm chở khách, sống buồn bã đơn độc ở các buôn làng tại Đak Lak được chọn và đi... siêu âm, mở ra cơ hội được làm mẹ.

Nàng voi H’Tuk được buộc chặt dưới hai cây gỗ dầu lớn để tiến hành siêu âm
Nàng voi H’Tuk được buộc chặt dưới hai cây gỗ dầu lớn để tiến hành siêu âm


Quá 12 giờ. Nắng rát rạt xuyên qua đám rừng cây dầu rừng khộp ở Bản Đôn (Đak Lak). Từ xa, voi H’Tuk-sống trong khu du lịch sinh thái cầu treo Bản Đôn - cõng trên cổ nài voi đi về.

Các bác sĩ Thú y của Trung tâm Bảo tồn voi Đak Lak cùng tiến sĩ Willem - chuyên gia voi đến từ Hà Lan - đã đợi sẵn, chuẩn bị siêu âm buồng trứng cho H’Tuk, đánh giá khả năng sinh nở của cô voi cái này. Trước đó, H’Tuk đã được thử máu và làm các xét nghiệm khác.

Nỗi niềm quá lứa lỡ thì

Voi H’Tuk năm nay 36 tuổi, là cô voi cái thông minh và thân thiện trong số những con voi nhà ở Yok Đôn.

Ở Bản Đôn, H’Tuk sống yên bình. Nhưng cũng như bất cứ con voi nhà nào khác, nói như bác sĩ Willem, thì H’Tuk vẫn còn mang một “nỗi buồn của voi Việt Nam”: sống đơn độc, không có rừng để vẫy vùng, không có những mùa giao phối ngọt ngào dưới tán rừng...

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi Đak Lak Huỳnh Trung Luân chia sẻ: “Một con voi bình thường, sống ở môi trường tự nhiên thì cỡ 14-15 tuổi là giao phối, có bạn tình và có thể mang thai sinh con. Nhưng H’Tuk năm nay 36 tuổi rồi mà vẫn còn... con gái, chưa từng được làm mẹ”.

Trước tình hình đó, Trung tâm Bảo tồn voi Đak Lak đã liên lạc với Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã, được sự cộng tác của nhiều đơn vị khác, chương trình siêu âm, đánh giá khả năng sinh nở của voi được thực hiện.

Các chuyên gia voi, dưới sự dẫn dắt trực tiếp của bác sĩ nước ngoài đã trực tiếp tới nơi nuôi nhốt, chăm sóc voi để lấy mẫu máu, siêu âm cho đàn voi cái.

Đưa H’Tuk vào vị trí, các kỹ thuật viên xích nó thật cẩn thận. Bác sĩ Phạm Văn Thịnh-Trung tâm Bảo tồn voi Đak Lak-được phân công làm thủ thuật cho H’Tuk, làm sạch phân ở đường ruột để đưa thiết bị siêu âm vào ổ bụng.

Khi thiết bị siêu âm gồm bộ cảm biến có camera đặc biệt kết nối với màn hình máy tính được đưa vào, các bác sĩ cẩn thận dò từng chút. Mọi người chăm chú.

Và đây rồi: hình ảnh buồng trứng, cổ tử cung, âm đạo của cô voi 36 tuổi dần hiện ra, rõ mồn một. Những tiếng ồ, à vang lên. Rất tốt! Các bác sĩ vui mừng bắt tay nhau.

7 nàng voi may mắn

Buổi siêu âm cho H’Tuk đem đến một kết quả vượt ngoài mong đợi: dù 36 tuổi nhưng cấu trúc âm đạo, buồng trứng, cổ tử cung và các cơ quan sinh sản của H’Tuk vẫn còn khá hoàn hảo.

Trước đó, kết quả phân tích máu của cô voi cái này cũng cho thấy H’Tuk vẫn đang rất sung mãn. Các chuyên gia đi đến nhận định cuối cùng: H’Tuk sẽ là một trong bảy con voi cái trong số 27 voi cái của Tây nguyên được thực hiện tiếp theo các liệu pháp, cho cặp đôi, ăn uống và tạo môi trường để giao phối, sinh sản.

Những chàng voi có... may mắn này cũng sẽ được chọn lọc kỹ càng, cho ăn uống bồi bổ và nghỉ ngơi để chọn địa điểm, tháng đẹp nhất trong năm để giao phối.

Ông Huỳnh Trung Luân cho biết có bảy nàng voi ở Đak Lak đáp ứng yêu cầu, đạt tiêu chuẩn về độ tuổi, sự sung mãn, khả năng sinh con, cấu trúc tình trạng các bộ phận sinh dục để được tạo điều kiện có con trong đợt này.

Ông Luân cũng như các bác sĩ trong buổi siêu âm cho voi, dù rất háo hức nhưng vẫn hết sức chừng mực: “Tôi cũng đang hồi hộp lắm. Khả năng voi H’Tuk sẽ có bạn trai và được mang thai là 99% nhưng chưa dám công bố gì đâu”.

Theo Tuoitre

Hồi hộp chờ voi đi... tuần trăng mật

Chỉ vài ngày sau đợt cùng các bác sĩ thú y đi siêu âm cho voi cái, một buổi sáng các bác sĩ phát hiện có ít nhất hai cô voi nhà đang chuẩn bị vào những ngày... rụng trứng, ham muốn động dục và sẵn sàng cặp đôi với bạn tình để mang thai.

Hết sức khẩn trương, hai cô voi này được cho nghỉ ngơi, chọn ngày trứng rụng rồi đưa hai chú voi đực khỏe mạnh nhất cùng thả vào rừng để giao phối.

“Đây là lần đầu tiên chúng tôi làm việc này một cách có tính toán như vậy. Trong thời gian này, cả voi lẫn chủ sẽ được trả tiền từ 300.000-500.000 đồng/ngày.

Nếu ca giao phối có kết quả thì voi lẫn chủ sẽ được tài trợ hậu hĩnh”-một chuyên gia voi của Trung tâm Bảo tồn voi Đak Lak nói.

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.