Fidel Castro - hành khách đặc biệt trên chuyến bay tuyệt mật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

43 năm rồi nhưng trong tâm trí của đại tá không quân Nguyễn Văn Hợi, ký ức về chuyến chuyên cơ tuyệt mật dành cho vị khách đặc biệt tháng 9-1973 vẫn còn nguyên vẹn.


Chỉ vào bức ảnh được ông và gia đình gìn giữ như một kỷ vật, ông chia sẻ với Tuổi Trẻ những cảm xúc không thể nào quên.

Nhiệm vụ bất ngờ

Tháng 9-1973, ông Nguyễn Văn Hợi đang mang quân hàm thiếu tá không quân và là một trong những phi công lão luyện của đoàn bay 919 - đoàn bay vận tải của Không quân Việt Nam, tiền thân của đoàn bay Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines sau này.

Vào một buổi sáng, ông nhận được lệnh tham gia tổ bay cho một chuyến bay “chuyên cơ hạng đặc biệt”.

 

Lãnh tụ Fidel Castro cùng các lãnh đạo Việt Nam chụp ảnh chung với đoàn bay sau khi trở về Hà Nội từ Quảng Bình.
Lãnh tụ Fidel Castro cùng các lãnh đạo Việt Nam chụp ảnh chung với đoàn bay sau khi trở về Hà Nội từ Quảng Bình.

Tổ bay do phi công Nguyễn Văn Oanh, đoàn phó đoàn bay 919, trực tiếp làm cơ trưởng. Bốn thành viên còn lại gồm phi công Đoàn Minh Hội, phi công Phan Hồng Tâm, phi công Nguyễn Văn Hợi và phi công Hồ A.

Những phi công giỏi nhất của đoàn bay đã được lựa chọn cho thấy tầm quan trọng của chuyến bay.

“Lúc đó các chuyến bay chuyên cơ vào phía Nam được coi là nhiệm vụ bí mật, chỉ những người liên quan mới được biết và nhận nhiệm vụ trực tiếp. Nhưng một ngày trước chuyến bay, chúng tôi chỉ biết sẽ thực hiện một chuyến bay chuyên cơ đặc biệt vào phía Nam mà chưa biết hành khách là ai” - ông Hợi nhớ lại.

“Chúng tôi nhận nhiệm vụ, bộ phận kỹ thuật chuẩn bị, máy bay được bay thử nhưng chưa biết mình sẽ chở ai.

Là một chuyến chuyên cơ đặc biệt bay từ Hà Nội vào Quảng Bình, nên chúng tôi đoán như một số lần trước đó, sẽ làm nhiệm vụ đưa một đồng chí lãnh đạo cấp cao vào thăm vùng giới tuyến - ông Hợi bồi hồi ôn lại kỷ niệm - Nhưng thật bất ngờ khi sáng hôm đấy, ngay trước khi cất cánh chúng tôi được biết hành khách đặc biệt trên chuyến bay là Thủ tướng Fidel Castro.

Và đi cùng với ông là Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Rất bất ngờ bởi có lẽ chính những người lính từng bay vào chiến tuyến như chúng tôi cũng không thể hình dung một vị lãnh tụ nước ngoài sẽ vào thăm tận vùng giới tuyến, vùng vừa được giải phóng”.

Ông Hợi hồi tưởng trong cảm xúc: “Tình cảm của nhân dân Cuba và cá nhân Fidel dành cho Việt Nam, chúng tôi đã biết đến nhiều. Những câu nói đầy chí khí và nghĩa tình của Fidel, chúng tôi cũng đều được nghe.

Nhưng việc Fidel có thể trực tiếp đến thăm vùng giải phóng vừa yên tiếng súng, khi chiến tranh chưa hoàn toàn chấm dứt chúng tôi thực sự chưa hình dung đến. Nên vì thế anh 
em chúng tôi không khỏi bất ngờ khi biết hành khách 
đặc biệt trên chuyến bay của mình là Fidel”.

Ngừng lời để ngắm tấm ảnh kỷ vật trong giây lát, ông nói tiếp: “Dù trước đó đối với chúng tôi cũng như nhân dân Việt Nam nói chung, Cuba luôn là đồng chí, là anh 
em sát cánh với chúng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Nhưng được trực tiếp chứng kiến Fidel đến với vùng giải phóng, tôi thực sự cảm nhận sâu sắc được tình cảm, sự hỗ trợ, động viên đặc biệt của Fidel dành cho Việt Nam.

Đó là sự chia sẻ không chỉ bằng lời nói mà bằng hành động cụ thể. Vì thế từ đó trong thâm tâm tôi luôn 
có một sự kính phục đặc biệt đối với vị lãnh tụ của nhân dân Cuba”.

Cùng với sự hộ tống của thiếu tướng Tư lệnh phòng không không quân, các thành viên trong đoàn Cuba, Bộ Ngoại giao Việt Nam, Thủ tướng Fidel Castro và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã bay từ sân bay Gia Lâm vào sân bay Đồng Hới (Quảng Bình), để từ đó tiếp tục đi bằng đường bộ vào Quảng Trị.

Máy bay đưa Fidel đi vào miền Trung là một chiếc AN-24, máy bay dân dụng có 50 ghế ngồi của Liên Xô.

Trước đó, chiếc máy bay này đã được thiết kế lại thành máy bay chuyên cơ với mã số AN 1094, chuyên làm nhiệm vụ chuyên chở các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước đi công tác.

Chính chiếc máy bay này đã từng đưa Tổng bí thư Trường Chinh đi thăm Quảng Bình, đưa nhiều vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước thăm vùng giới tuyến, đưa gia đình hoàng thân Sihanouk vào thăm miền Nam...

Thân thiện, giản dị

Cất cánh từ sân bay Gia Lâm, sau hơn một giờ bay, máy bay AN 1094 hạ cánh xuống 
sân bay Đồng Hới. Lúc đó, thị xã Đồng Hới 
còn tan hoang sau nhiều năm Mỹ đánh phá miền Bắc nên cơ quan hành chính của Quảng Bình tạm đặt ở thị trấn Cộn.

Tổ bay được lệnh bàn giao máy bay cho lực lượng an ninh bảo vệ tại sân bay Đồng Hới trong thời gian chờ, còn “vị khách đặc biệt” tiếp tục di chuyển bằng đường bộ vào Quảng Trị.

Tổ bay ở lại Quảng Bình, chuẩn bị sẵn sàng chờ đoàn 
quay ra để đưa về sân bay Gia Lâm (Hà Nội) một ngày sau đó.

Chào đón đoàn trở về tại sân bay Gia Lâm, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra tận cầu thang máy bay để đón Fidel. Và đó chính là khoảnh khắc bất ngờ được lưu giữ lại trong tấm ảnh mà ông Hợi và các thành viên của tổ bay luôn gìn giữ với sự trân trọng và niềm tự hào:

“Vị khách đặc biệt” bất ngờ tiến đến trực tiếp bắt tay và cảm ơn tổ bay đã thực hiện chuyến bay thành công. Sau đó Fidel cùng với Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh chung với tổ bay và hai nữ tiếp viên hàng không trên chuyến bay là chị Hà và chị Đạt”.

Đại tá phi công Nguyễn Văn Hợi đã bước sang tuổi 83. Khi nhắc đến chuyến bay đặc biệt tháng 9-1973 và vị hành khách đặc biệt Fidel Castro, giọng ông tràn ngập sự xúc động:

“Trong cuộc đời làm phi công của mình, tôi đã thực hiện rất nhiều chuyến bay quan trọng, nhiều chuyến bay chuyên cơ. Nhưng chuyến bay với Fidel là chuyến bay đáng nhớ nhất. Ấn tượng tôi không thể nào quên là hình ảnh gần gũi của Fidel khi xuống máy bay đã tiến đến bắt tay cảm ơn tổ bay.

Là một nguyên thủ, lại là nguyên thủ nước ngoài, quả thật Fidel đã làm chúng tôi rất bất ngờ và cảm động. Không thể hình dung Fidel sẽ gần gũi, thân thiện đến như vậy.

Fidel anh hùng và vĩ đại như thế nào, tất cả chúng ta đều biết. Nhưng đối với tôi, ấn tượng sâu sắc nhất về Fidel là sự dễ mến, gần gũi”.

“Ấn tượng Fidel để lại cho chúng tôi rất giống với một người, đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi có nhiều lần tham gia tổ bay chuyên cơ đưa Đại tướng đi. Lần nào Đại tướng cũng tới hỏi han, cảm ơn tổ bay, gần gũi, thân thiết như một người anh hơn là một vị lãnh đạo” - ông Hợi bùi ngùi chia sẻ.

Theo tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...