Những tuyến đường khiến tay lái lụa cũng toát mồ hôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nằm ở độ cao chóng mặt, men theo vách đá dựng đứng, chìm dưới nước phần lớn thời gian…, những tuyến đường này chỉ dành cho người có tay lái tốt và thần kinh thép.
 

 


Đường tử thần, Bolivia: Con đường men theo vách đá ở độ cao hơn 600 mét này rộng khoảng 3,6 mét, với một bên là vực sâu thăm thẳm. Đường có nhiều đoạn sạt lở, trơn tuột khi trời mưa, và nhiều khúc cua chết người.
 

 



Cao tốc Srinagar-Leh, Ấn Độ: Tuyến đường này chỉ hoạt động 6 tháng mỗi năm, do tuyết dày và bão tuyết trong các tháng còn lại.
 

 


Đường núi Công viên Canyonlands, Mỹ: Du khách được chiêm ngưỡng khung cảnh hùng vĩ của Công viên Canyonlands (Utah), nhưng đối mặt với nguy cơ rơi xuống vực sâu từ con đường đất hiểm trở này.
 

 



Le Passage du Gois, Pháp: Đây là con đường tự nhiên dẫn ra đảo Noirmoutier. Phần lớn thời gian, Le Passage du Gois nằm dưới nước. Xe cộ chỉ có thể qua lại trong vài tiếng mỗi ngày khi triều xuống thấp.

 

 



Đèo Furka, Thụy Sĩ: Các khúc cua tay áo trên con đường men theo dãy Alps này cho du khách ngắm nhìn khung cảnh ngoạn mục.
 

 


Cao tốc Kahekili, Mỹ: Tuyến đường này chạy dọc bờ Nam tuyệt đẹp của đảo Maui, Hawaii. Cao tốc Kahekili khá hẹp, với nhiều khúc cua khiến tài xế phải hết sức tập trung.
 

 


Đường 88, Iceland: Để di chuyển trên con đường ở cao nguyên của Iceland này, bạn cần sử dụng các loại xe dẫn động 4 bánh.
 

 


Cao tốc James Dalton, Mỹ: Gió mạnh và tuyết thổi qua đường cao tốc James Dalton gần núi Finger (Alaska), gây khó khăn cho tài xế.
 

 


Cao tốc Kolyma, Nga: Tuyến đường cao tốc này đi qua một số khu vực thuộc hàng lạnh nhất thế giới.

 

 


Đường lên núi Thiên Môn, Trung Quốc: Với 99 khúc cua và độ dốc lớn, tuyến đường này là thử thách ngay cả với những tay lái dày dạn kinh nghiệm.

 

 


Đường qua Gorges du Nan, Pháp: Một bên là vực sâu, một bên là vách đá, con đường hẹp này đòi hỏi lái xe phải thận trọng và tập trung.

 

 


Đường Rize-Ispir, Thổ Nhĩ Kỳ: Nằm ở một trong những dãy núi xa xôi hẻo lánh nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, tuyến đường này thường xuyên có tuyết và đá lở.
 

 


Đường Atlantic Ocean, Na Uy: Với 8 cây cầu ấn tượng, tuyến đường này đã trở thành một điểm tham quan hút khách của Na Uy.
 

 


Cao tốc Million Dollar, Mỹ: Nối Silverton với Ouray, Colorado, cao tốc Million Dollar đi qua 3 con đèo mà không có các biện pháp đảm bảo an toàn như rào chắn hay gờ bảo vệ.
 

 


Đường từ Marrakech tới Taroudannt, Morocco: Đây là tuyến đường ngắn nhất nối Marrakech với Taroudannt, xuyên qua những vách đá hiểm trở của dãy High Atlas.
 

 


Đường qua đèo Rohtang, Ấn Độ: Con đường nhỏ hẹp và quanh co này không đủ chỗ cho 2 xe đi ngược chiều nhau.
 

 


Cầu Skippers, New Zealand: Để sang bên kia cầu Skippers, xe phải đi qua đường hẹp ở độ cao 90 m so với mặt nước.
 

 


Đèo Hart, Mỹ: Đây là con đường cao nhất ở bang Washing ton. Nằm ở độ cao hơn 1.800 mét, đường đèo men theo một vách núi hẹp, cho du khách chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp.

Theo zing.vn

Có thể bạn quan tâm

Niềm đam mê bất tận với billiards

Niềm đam mê bất tận với billiards

Hành trình chinh phục ngôi vô địch đồng đội thế giới 2024 nội dung carom 3 băng của “cặp bài trùng” Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh đã đưa người hâm mộ billiards trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, có cả sự hồi hộp, nghẹt thở đến vỡ òa hạnh phúc.
Rừng cháy, người khát

Rừng cháy, người khát

Khô hạn kéo dài đang khiến rừng ở nhiều nơi tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ bị cháy trụi, cùng với đó, người dân và cây trồng... khát khô. Nắng nóng gay gắt kéo dài cũng khiến mực nước kênh mương khô cạn, nhiều cánh rừng ở miền Tây đối mặt với nguy cơ cháy rất cao.
Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Kể chuyện bằng... bóng

Kể chuyện bằng... bóng

(GLO)- Trên tấm màn sân khấu, bóng của các vũ công khi uyển chuyển đơn lẻ, lúc lại lồng ghép biến hóa thành nhiều chủ thể khác nhau. Với sự kết hợp cùng âm thanh, ánh sáng một cách sinh động, những câu chuyện giàu cảm xúc cứ thế được kể lại một cách chân thực và chạm đến trái tim khán giả.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.