Người đàn ông hơn 30 năm trang điểm miễn phí cho người chết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hơn 30 năm qua, ông Trần Ngọc Anh vẫn rong ruổi trên chiếc xe máy cũ, đi khắp nẻo đường Sài Gòn để làm công việc làm đẹp miễn phí cho người xấu số vừa qua đời. Ông chia sẻ đơn giản: "Mỗi ngày không tập cho đi thì cả đời không biết cho là gì”.

Ông Trần Ngọc Anh (56 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) không còn nhớ mình đã chăm sóc chu đáo lúc nguy, tử cho bao nhiêu người. Ông đến với họ để an ủi, chăm sóc, hướng dẫn giúp người bệnh có một cái nhìn đúng về sự sống và cái chết, biết quý giá những giây phút cuối đời để từ đó họ có thể an lòng, thanh thản ra đi trong tình người ấm áp yêu thương và bình an.

 

Ông Anh bên bộ đồ chuyên dùng để trang điểm cho người chết.
Ông Anh bên bộ đồ chuyên dùng để trang điểm cho người chết.

Cái duyên đến với công việc này của ông Anh cũng khá bất ngờ. Ông kể, vào năm 22 tuổi, trong một lần nằm viện do tai nạn giao thông, ông kết bạn và trở thành thân thuộc với một cụ ông 77 tuổi nằm giường kế bên.

Khi được ra viện, trong một lần đến thăm người bạn già, ông Trần Ngọc Anh nhận biết rằng người bạn này sẽ không còn sống được lâu nữa. Vậy là ông thường xuyên lui tới để trò chuyện, an ủi bạn. Rồi khi người bạn nằm xuống, ông xin gia đình cho phép được chăm sóc bạn lần cuối. Đó là lần đầu trong đời ông Trần Ngọc Anh vuốt mắt, nắn tay chân, sửa sang thế nằm, tắm rửa, trang điểm cho người đã chết.

Với các thao tác xuất phát từ tấm chân tình và quan sát được trước đó, ông như một chuyên gia làm đẹp chuyên nghiệp. Khuôn mặt của người xấu số hồng hào tự nhiên, ngời sáng nhờ lớp phấn mỏng, mang phong thái thanh thản của một người đang say ngủ, áo quần được nâng sửa thẳng thắn.

Từ ngày đó, ông gắn bó với “nghề” này không kể ngày đêm. Ban đầu chỉ quanh quẩn trong khu xóm, lâu dần, ông được mời giúp ở những nơi xa hơn. Có người chết ở bệnh viện, có người an nghỉ tại nhà riêng; có người trẻ, người già; cũng có người thân thể không còn nguyên vẹn hoặc người lở loét, bốc mùi... do nằm một chỗ lâu năm. Có cả những trường hợp thi thể biến dạng vì tai nạn giao thông hoặc nhiễm căn bệnh thế kỷ hay những bệnh truyền nhiễm không ai dám tiếp xúc... Nhưng ông xem tất cả họ như người thân, chăm sóc cho người chết rất tận tâm và đáng quý hơn, mọi việc ông làm đều miễn phí!

 

Ngoài việc làm đẹp miễn phí cho người xấu số, ông Anh thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện trên cả nước.
Ngoài việc làm đẹp miễn phí cho người xấu số, ông Anh thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện trên cả nước.

Nhiều năm trôi qua, ông Trần Ngọc Anh không nhớ mình đã phục vụ cho bao nhiêu người chết. Phần lớn ông giúp trong thành phố nhưng nhiều khi đi từ thiện hay có việc ra các tỉnh thành khác, thấy những người đau yếu, “gần đất xa trời”, ông cũng dừng chân giúp đỡ. Nhiều trường hợp do xa xôi không kịp đến nơi, ông hướng dẫn người nhà qua điện thoại.

“Nhiều người xấu số bị gia đình bỏ rơi hoặc không người thân, số khác vì thương người thân nên cứ ngất lên ngất xuống và phần nhiều là họ không biết làm gì để lo cho thân nhân phút cuối đời. Tôi biết nên giúp và có lẽ tôi cũng được ơn nên không ghê sợ hay cảm thấy bất tiện gì với nhiều trường hợp bệnh nặng, lây nhiễm. Cũng có lúc tôi muốn buông xuôi nhưng rồi lại tự nhủ mỗi ngày không tập cho đi thì cả đời không biết cho là gì”, ông Anh tâm sự.

Nhiều đêm, công việc của ông cứ liên tục từ tối đến sáng, bên này chưa xong bên kia đã gọi giục. Có không ít năm, ông đón giao thừa khi còn đang ngồi trò chuyện cạnh người gần từ giã cõi đời. Không ít lần, ông làm việc với cái bụng trống không, mệt lả nhưng vẫn vui vẻ đến lúc hoàn tất mới chịu ngưng tay.

Lật giở từng trang trong những cuốn bưu ảnh dày cộm, ông kể về từng hoàn cảnh được ghi lại kỹ càng. Ông nhớ rõ tên tuổi, địa chỉ cùng những ấn tượng để lại của từng người được ông chăm sóc. Giúp nhiều nhưng ông không nhận của ai tiền bạc hay quà cáp, ngược lại ông còn giúp gia đình nghèo lo ma chay chu tất.

Từ năm 1997 cho đến nay, gia đình ông Anh còn là nơi cưu mang hàng chục sĩ tử từ các tỉnh lân cận đến TPHCM dự thi đại học; ông còn là một đầu mối từ thiện giúp trẻ em và người dân vùng sâu vùng xa có quần áo, tập vở, thuốc men và nhu yếu phẩm.

Theo dantri

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).