Vẻ đẹp hùng vĩ của thác Bản Giốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Để thực hiện những bức ảnh này, chúng tôi có cảm giác như đặt cược cả cuộc sống khi đứng ngay ven bờ vực cheo leo, chỉ cần trượt chân thì mạng sống khó giữ. Một người dân bản bảo: "Mỗi năm có ít nhất 3, 4 người chết vì leo thác bị trượt, nhưng chưa thấy trường hợp nào là... thợ chụp ảnh". Có điều, những gì chúng tôi đánh đổi quả thật không uổng phí chút nào trước vẻ đẹp hùng vĩ của thác Bản Giốc.

Thác Bản Giốc là một thác nước cao hùng vĩ và đẹp nhất của Việt Nam. Nằm ở địa phận xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Thác có độ cao trên 30 mét với những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi. Vẻ đẹp của thác vào những mùa khác nhau sẽ rất khác nhau.

Mùa mưa, thác có màu hồng của phù sa, với lượng nước rất lớn đổ xuống, thác trông giống con rồng cuồn cuộn, bọt nước bắn xa cả trăm mét. Mùa lúa chín, nước trong veo mềm mại như tóc tiên. Vào thu, hai bên bờ là những thảm cỏ, vạt rừng rừng xanh vàng tương phản. Thu đến, màu nước Bản Giốc xanh như ngọc.

 

Dải lụa xanh ngọc là đặc trưng của Bản Giốc mùa Thu
Dải lụa xanh ngọc là đặc trưng của Bản Giốc mùa Thu
Từ xa, du khác có thể thấy Bản Giốc ẩn mình sau thảm vàng của lúa chín
Từ xa, du khác có thể thấy Bản Giốc ẩn mình sau thảm vàng của lúa chín
Bản Giốc được ví giống như Vịnh Hạ Long trên cạn, chỉ khác màu lúa vàng thay cho biển xanh
Bản Giốc được ví giống như Vịnh Hạ Long trên cạn, chỉ khác màu lúa vàng thay cho biển xanh
 Lũy tre làng Việt soi bóng dưới dòng sông Quây Sơn xanh như ngọc
Lũy tre làng Việt soi bóng dưới dòng sông Quây Sơn xanh như ngọc
Thác Bản Giốc được chia làm 2 nhánh, đây là nhánh lớn với độ cao của mỗi bậc tháp thấp
Thác Bản Giốc được chia làm 2 nhánh, đây là nhánh lớn với độ cao của mỗi bậc tháp thấp
Nhánh 2 nhỏ hơn nhưng độ cao lại lớn hơn nên thác trông giống mái tóc của nàng tiên nữ
Nhánh 2 nhỏ hơn nhưng độ cao lại lớn hơn nên thác trông giống mái tóc của nàng tiên nữ
Dù ở góc nào thì thác Bản Giốc trông cũng rất kỳ vĩ
Dù ở góc nào thì thác Bản Giốc trông cũng rất kỳ vĩ
Những hình ảnh cọn nước thân quen trên đỉnh thác của người dân Cao Bằng
Những hình ảnh con nước thân quen trên đỉnh thác của người dân Cao Bằng
Không chỉ lấy nước cấy lúa, người dân xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh còn đánh bắt cá trên dòng sông Quây Sơn
Không chỉ lấy nước cấy lúa, người dân xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh còn đánh bắt cá trên dòng sông Quây Sơn
Nắng chiều Bản Giốc đang vẫy gọi du khách đến với vùng biên cương Tổ quốc
Nắng chiều Bản Giốc đang vẫy gọi du khách đến với vùng biên cương Tổ quốc
Một góc ảnh quen thuộc của các nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên khi đến với Bản Giốc
Một góc ảnh quen thuộc của các nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên khi đến với Bản Giốc

Theo Dantri

Có thể bạn quan tâm

Rừng cháy, người khát

Rừng cháy, người khát

Khô hạn kéo dài đang khiến rừng ở nhiều nơi tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ bị cháy trụi, cùng với đó, người dân và cây trồng... khát khô. Nắng nóng gay gắt kéo dài cũng khiến mực nước kênh mương khô cạn, nhiều cánh rừng ở miền Tây đối mặt với nguy cơ cháy rất cao.
Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Kể chuyện bằng... bóng

Kể chuyện bằng... bóng

(GLO)- Trên tấm màn sân khấu, bóng của các vũ công khi uyển chuyển đơn lẻ, lúc lại lồng ghép biến hóa thành nhiều chủ thể khác nhau. Với sự kết hợp cùng âm thanh, ánh sáng một cách sinh động, những câu chuyện giàu cảm xúc cứ thế được kể lại một cách chân thực và chạm đến trái tim khán giả.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.