Nơi độc nhất ở Sài Gòn 20 năm chỉ dành cho... đàn ông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại ‘khu chợ’ chỉ bán duy nhất một thứ là côn trùng nên người đến mua hầu hết là đàn ông, lâu dần riết quen, những người ở khu vực gọi đây là ‘chợ đàn ông’.

Ngay giữa Sài Gòn hối hả, có một nơi mà ai đến hoặc đi ngang qua đây đều cảm thấy yên bình bởi tiếng chim hót, tiếng dế kêu, tiếng cào cào gắn liền với ký ức tuổi thơ trên đồng quê.

 

 1 Bà Lành, người bán côn trùng ở khu này được gần 20 năm cho biết bà dọn hàng từ 5 giờ sáng, bán đến tầm 12 giờ là hết sạch sành sanh
Bà Lành, người bán côn trùng ở khu này được gần 20 năm cho biết bà dọn hàng từ 5 giờ sáng, bán đến tầm 12 giờ là hết sạch sành sanh

Đó là khu “chợ côn trùng” nằm ở bên hông Thuận Kiều Plaza (quận 5, TP.HCM). Đây gần như là nơi duy nhất tập trung nhiều người bán côn trùng ở giữa Sài Gòn hoa lệ.

Từ tờ mờ sáng, những người bán hàng bắt đầu dọn hàng đến khi dòng xe tấp nập trên đường cũng là lúc có nhiều người đến mua. Côn trùng ở đây có đủ loại từ giun đất, sâu gạo đến những chú cào cào, dế lửa,…

 

"Ngồi uống cà phê nghe tiếng chim ríu rít, tiếng dế kêu, tiếng cào cào,… thấy yên bình lắm, y như hồi nhỏ ở dưới quê vậy. Hôm nào có hứng rủ thêm vài ông bạn rồi mua tầm hai ba chục ngàn tiền cào cào về chiên lên nhậu là ngon bá cháy".

Ông Lê Quang Bảo tâm sự

Những người bán ở đây chủ yếu đến từ các huyện ngoại thành như Hóc Môn, Củ Chi, thậm chí có người mang côn trùng từ Tây Ninh lên để bán.


Bà Lành (54 tuổi) người bán côn trùng gần 20 năm ở đây cho biết ban đầu chỉ có vài người bán nhỏ lẻ, nhưng sau do nhiều người tìm đến mua nên cũng có nhiều người bán hơn. Mấy năm trước có khoảng gần 20 người bán nhưng hiện nay chỉ còn lại chưa tới 10 người.

“Hồi trước tui tự nuôi rồi bán, nhưng giờ bán lâu năm rồi, khách ở đây cũng toàn khách quen họ mua nhiều lắm, tui nuôi không kịp nên chỉ lại cho những người ở quê nuôi rồi chỉ lấy về bán. Mỗi ngày tui ngồi từ 5 giờ sáng đến tầm 12 giờ trưa là bán hết sạch”, bà Lành chia sẻ.

Trong khi đó, một người đàn ông bán cào cào 4 năm cho biết trước đây ông thường tự bắt rồi đi bán nhưng ngày nay đồng cỏ hiếm nên cào cào cũng hiếm, để có hàng bán ông phải tự nuôi hoặc lấy mối.

Ở tất cả những “quầy” hàng, người bán đều cột sẵn côn trùng vào bịch ni-lông, mỗi bịch khoảng từ 2.000 đến 5.000 đồng. Vì quá rẻ nên khách đến mua cũng không kì kèo, trả giá, chỉ hỏi loại cần rồi cứ vậy trả tiền.

Ông Nguyễn Văn Sâm (ngụ quận 8) cũng chia sẻ: “Nhà ngay đây nên tui cũng trở thành khách quen của mấy người bán ở đây luôn. Một bịch dế có 5.000 đồng, mỗi lần mua là tui lại mang lọ ra đựng để mua cho nhiều luôn”.

Côn trùng ở đây có đủ loại như: dế, sâu gạo, cào cào, điêu điêu, châu chấu,… Tất cả những loại này được người Sài Gòn mua về cho cá, gà hoặc chim ăn, trong đó sâu gạo là loại luôn đắt hàng nhất.

 

Nhiều người đến mua không chỉ vì mua về làm thức ăn cho chim, gà, cá mà còn để nghe tiếng dế kêu - những âm thanh quen thuộc gắn liền với ký ức tuổi thơ
Nhiều người đến mua không chỉ vì mua về làm thức ăn cho chim, gà, cá mà còn để nghe tiếng dế kêu - những âm thanh quen thuộc gắn liền với ký ức tuổi thơ
 Cào cào non được bán với giá siêu rẻ, chỉ 5.000 đồng 3 bịch
Cào cào non được bán với giá siêu rẻ, chỉ 5.000 đồng 3 bịch
Ông Sâm là khách quen của những người bán ở đây. Mỗi lần tới mua ông thường mua hộp để đựng được nhiều
Ông Sâm là khách quen của những người bán ở đây. Mỗi lần tới mua ông thường mua hộp để đựng được nhiều
Côn trùng được chia vào từng bịch ni-lông sẵn, người mua chỉ việc nói loại mình cần mua là có liền
Côn trùng được chia vào từng bịch ni-lông sẵn, người mua chỉ việc nói loại mình cần mua là có liền
Sâu gạo là loại đắt hàng nhất trong số các loại côn trùng tại khu này. Mỗi lon sâu non cũng chỉ 5.000 đồng.
Sâu gạo là loại đắt hàng nhất trong số các loại côn trùng tại khu này. Mỗi lon sâu non cũng chỉ 5.000 đồng.
Sâu to hơn cũng không đổi giá, vẫn là 5.000 đồng/lon nhỏ.
Sâu to hơn cũng không đổi giá, vẫn là 5.000 đồng/lon nhỏ. "Dân nhậu kết sâu to lắm vì chiên lên ăn béo ngậy", bà Lành bật mí
 Bà Lành là người bán lâu năm nhất và đông khách nhất tại 'chợ đàn ông'
Bà Lành là người bán lâu năm nhất và đông khách nhất tại 'chợ đàn ông'
Một khách hàng chăm chú nhìn loại sâu mới
Một khách hàng chăm chú nhìn loại sâu mới
Người bán cũng chẳng cần dựng sạp, chỉ cần đậu xe đó, treo cào cào ra trước xe là có người đến hỏi mua
Người bán cũng chẳng cần dựng sạp, chỉ cần đậu xe đó, treo cào cào ra trước xe là có người đến hỏi mua
v
Những côn trùng tưởng chừng như không còn tìm thấy ở Sài Gòn nhưng thực ra vẫn có thể dễ dàng bắt gặp tại khu 'chợ đàn ông'


Có lẽ vì vậy nên khu này cũng tập trung nhiều quán cà phê chim, nhất là vào buổi sáng hoặc chiều chiều khách đến đây khá đông. “Ngồi uống cà phê nghe tiếng chim ríu rít, tiếng dế kêu, tiếng cào cào,… thấy yên bình lắm, y như hồi nhỏ ở dưới quê vậy. Hôm nào có hứng rủ thêm vài ông bạn rồi mua tầm hai ba chục ngàn tiền cào cào về chiên lên nhậu là ngon bá cháy”, ông Lê Quang Bảo, người chạy xe ôm hào hứng chia sẻ.

Theo Thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.