Cuộc sống sau ngai vàng của vị vua trị vì lâu nhất thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej là vị vua trị vì lâu nhất thế giới. Ông lên ngôi năm 18 tuổi và trị vì suốt 70 năm cho tới khi qua đời ngày 13-10 vừa qua ở tuổi 88. Làngười rất có ảnh hưởng tại TháiLan, vì thế, cuộc sống sau ngai vàng của vị vua rất mực được tôn kính này, luôn là nỗi tò mò của không chỉ thường dân đất nước chùa Vàng.

Dung dị và gần gũi

Một nhà viết tiểu sử từng miêu tả rằng Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej là nhà vua “không bao giờ cười”. Song đằng sau vẻ nghiêm trang và gương mặt không bộc lộ rõ cảm xúc của Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej là một con người dung dị, hài hước, gần gũi với người dân. Đúng như cái tên mang trên mình- Bhumibol Adulyadej- “sức mạnh của đất, quyền lực không thể so sánh”- với người dân Thái,  đức vua Bhumibol Adulyadej chính là hiện thân của một vị “Thánh sống” khả kính và mến yêu, một chính trị gia quyền lực, biểu tượng của sự gắn kết dân tộc Thái Lan. Họ gọi ông bằng nhiều cái tên trìu mến nhưng không kém phần ngưỡng vọng: Vị chúa ngự phía trên chúng con, Vua của nhân dân… Tờ New York Times từng nhận định: dường như các thần dân của Vua Bhumibol coi họ chỉ là “cát bụi dưới chân Người”.

 

Sự tôn kính này không bắt nguồn từ điều gì bí ẩn hay chịu sự tác động của một thế lực nào, mà từ chính thực tế những gì đức vua Bhumibol Adulyadej đã chứng tỏ cũng như làm cho các thần dân của mình. Được tôn là vị “Thánh sống” nhưng trong suốt 70 năm trị vì, người ta thấy dường như chưa lúc nào đức vua Bhumibol xa rời các thần dân dấu yêu của mình. Một nhà báo nước ngoài từng kể rằng đức vua Bhumibol Adulyadej từng hơn một lần khẳng định: “Chúng tôi không có cuộc sống riêng, tách biệt khỏi người dân”. Chuyện kể rằng, khi mới lên ngôi, năm nào ông cũng tự lái xe jeep đi 50.000 cây số, cùng hoàng hậu, tới những nơi hẻo lánh, xa xôi để thị sát đời sống người dân còn khốn khó. Những chuyến đi thị sát ngày càng dày lên sau đó. Không quản ngại đường sá xa xôi, khó đến khó đi, đức vua Bhumibol Adulyadej vẫn tìm mọi cách để đến với các thần dân còn nghèo khó ở các vùng xa xôi của mình. Ông thích những cuộc gặp gỡ như vậy - trò chuyện vui vẻ với những người dân nông thôn khi tìm cách giải quyết vấn đề cho họ, thậm chí cả vấn đề hôn nhân.
 

Đức vua Bhumibol còn được ngưỡng mộ bởi câu chuyện tình đẹp như cổ tích. Tại kinh đô ánh sáng đầy thơ mộng của nước Pháp, cô gái trẻ Sirikit Kitiyakara đã gặp chàng trai Bhumibol Adulyadej khi ấy đang theo học Luật, Khoa học chính trị ở Thuỵ Sĩ và thường sang Pháp để nghỉ hè. Hoàng hậu Sirikit Kitiyakara chia sẻ: “Tôi ghét ông ấy từ lần gặp đầu tiên. Ông ấy hẹn đến lúc 16h nhưng mãi 19h mới đến, làm tôi phải đứng chờ và luyện tập hành lễ. Thế nên tôi ghét ông ấy từ lần gặp đầu tiên”. Nhưng phàm ở đời, “Ghét của nào trời trao của ấy”, nhà vua tương lai đa tài  đã không mấy khó khăn trong việc chinh phục cô con gái cưng của Đại sứ Thái Lan tại Pháp. Họ đã đến bên nhau và có đến gần 7 thập kỷ bên nhau, hạnh phúc, cho tới tận giờ phút vua Bhumibol lâm chung.

Làm thế nào để cuộc sống của các thần dân của mình thêm sung túc luôn là nỗi canh cánh trong lòng ông. “Chưa từng có ai trong lịch sử của Vương quốc Thái Lan đã nỗ lực để cải thiện đời sống người dân như vua Rama IX (Bhumibol Adulyadej). Ông đã khởi động hàng ngàn dự án mang lại lợi ích lớn lao cho người dân và đất nước. Đó là lý do vì sao mọi gia đình, văn phòng, tòa nhà công sở đều treo ảnh nhà vua” - Maximilian Wechsler, một chuyên gia nước ngoài, nhận định về các dự án do Vua Bhumibol thực hiện. Chính ông là người lập ra các dự án hoàng gia, thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa. Năm 1971, ông đưa ra các biện pháp giúp người dân giải hạn, đào kênh rạch trữ và điều tiết nước, trong đó không thể không nhắc đến chiến dịch mưa nhân tạo do tự ông nghiên cứu và thực hiện. Trả lời phỏng vấn trên  tạp chí National Geographic năm 1982, Quốc vương Bhumibol tỏ ý rằng trong thời kỳ hiện đại, sự thành công của hoàng gia phụ thuộc rất lớn vào con người ngồi trên ngai vàng chứ không phải chiếc ngai vàng.

Đa tài

Quốc vương Bhumibol sinh ở Cambridge, bang Massachusetts, Mỹ, nơi thân phụ của ông đang theo học. Ông sau đó đi học ở Thụy Sĩ. Ông trở về Thái Lan tiếp quản ngai vàng khi ông Ananda Mahidol qua đời và chính thức làm lễ đăng quang vào tháng 5/1950. Phần lớn tuổi thanh xuân ông sống ở phương Tây. Có lẽ vì thế mà con người của ông dường như là sự pha trộn giữa một tín đồ Phật giáo với một tính cách phóng khoáng kiểu phương Tây. Bhumibol nổi tiếng là vị vua thông minh, đa tài. Trong đó, âm nhạc và văn chương dường như là niềm đam mê lớn nhất. Năm 15 tuổi, Quốc vương Adulyadej bắt đầu đam mê nhạc Jazz. Ông có thể chơi kèn saxophone, kèn clarinet. Ông tốt nghiệp tú tài văn chương Pháp và có sở trường chơi, sáng tác nhạc jazz. Nhà vua được trao tặng danh hiệu thành viên danh dự Viện Âm nhạc và Nghệ thuật Vienna năm 32 tuổi. Ông đã nhiều lần trình diễn nhạc jazz trên sóng phát thanh và từng công diễn với những huyền thoại như Benny Goodman, Jack Teagarden, Lionel Hampton hay Maynard Ferguson. Ngoài kèn, nhà vua còn biết chơi guitar, piano và sáng tác nhạc. Các ca khúc nhà vua sáng tác được yêu thích trong các cuộc tụ họp công cộng và được trình diễn trong các buổi hoà nhạc. Vua Bhumibol đã viết tất cả 48 bản nhạc.

 

Không chỉ đam mê âm nhạc, vua Thái Lan còn là một người yêu thích thể thao. Ông từng tham dự Seagames lần 4 vào năm 1967 ở bộ môn đua thuyền buồm và đoạt huy chương vàng. Ông từng bơi thuyền vượt vịnh Thái Lan. Ông cũng tự tay thiết kế và cải tiến thuyền cho chính mình. Khúc côn cầu trên băng cũng là một trong những môn thể thao thu hút đức vua.

Ngoài ra,  đức vua Bhumibol còn là hoạ sĩ, nhiếp ảnh gia, nhà văn và dịch giả. Đức vua là chủ nhân của không ít bức tranh được treo trong Hoàng gia Thái Lan. Ngoài vẽ, ông cũng đam mê nặn tượng, ông tự mày mò học kỹ thuật tạo hình, nung tượng. Trong phòng ông còn một bức tượng bán thân của hoàng hậu Sirikit Kitiyakara. Bhumibol Adulyadej từng là phóng viên ảnh thời sự cho một tờ tạp chí trong nước. Hàng tháng, vị vua trị vì lâu nhất thế giới vẫn nhận được nhuận ảnh tượng trưng. Cho đến khi tuổi cao, tình yêu với máy ảnh của Quốc vương Adulyadej vẫn như ngày đầu. Ông thường xuyên xuất hiện với một cái máy ảnh đeo trước ngực.

Theo congluan

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...
Chạm đến ước mơ bằng tình thương

Chạm đến ước mơ bằng tình thương

“Tạo hóa không sinh ra ai để sống những tháng ngày vô nghĩa. Dù chào đời không nhìn thấy ánh sáng, nhưng tôi tin rằng, bằng tình yêu thương, niềm tin và hy vọng, một ngày tôi sẽ chạm đến ước mơ của riêng mình”. Đó là chia sẻ của Nghiêm Vũ Thu Loan, Chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).