Làng Chan và người lính Binh đoàn 15

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chúng tôi đến làng Chan (xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) vào một buổi sáng đẹp trời. Người lớn đi khai thác mủ cao su từ sáng sớm, trẻ em say sưa học bài trong những căn phòng đẹp tinh tươm. Một không khí yên lành lan tỏa khắp ngôi làng nơi biên giới này.

Những ngày đầu…


Trước năm 1986, làng Chan đã nghèo lại còn mang trên mình tàn tích chiến tranh. Làng chỉ có 97 hộ gia đình với trên 400 nhân khẩu, cuộc sống chủ yếu là săn bắt, hái lượm, phá rừng làm rẫy, tập quán lạc hậu. Đặc biệt, nơi đây là vùng trọng điểm hoạt động của bọn phản động FULRO.

 

  Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước CHDCND Lào và Thiếu tướng Đặng Anh Dũng-Tư lệnh Binh đoàn 15 đến thăm làng Chan (tháng 9-2014).  Ảnh: C.T.V
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước CHDCND Lào và Thiếu tướng Đặng Anh Dũng-Tư lệnh Binh đoàn 15 đến thăm làng Chan (tháng 9-2014). Ảnh: C.T.V

Năm 1986, bộ đội Binh đoàn 15 đến vận động được 65 hộ với 98 lao động nhận trồng, chăm sóc 34 ha cao su. Do thói quen du canh, du cư, cây cao su lại chưa cho ra sản phẩm và bị kẻ xấu kích động nên một số người đã bỏ việc. Từ 65 hộ còn 22 hộ, từ 98 lao động còn 27 lao động... Trước tình hình đó, cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn 15 vẫn bền bỉ, kiên trì thuyết phục, vận động bằng hình thức “mưa dầm thấm lâu”: Giúp đỡ làm đất; hỗ trợ vốn, cây giống; hướng dẫn kỹ thuật trồng xen canh hoa màu trong hàng băng các lô cao su chưa khép tán. Các cán bộ, chiến sĩ luôn thấu hiểu một điều rằng dù ở đâu, nếu đem lòng người sống tốt với nhau sẽ đơm hoa kết trái, người dựa vào người ấm áp thủy chung, ấm tình đồng chí, đồng đội. Người có công với đất  thì đất sẽ không phụ công người, bà con sẽ tin các anh.

Già làng Siu Ơnh tâm sự: “Ngày xưa đói khổ lắm. Khi bộ đội Binh đoàn 15 mới đến, chưa ai tin nó đâu. Cây cao su không ăn được, chỉ có thú rừng ăn được. Thế mà bộ đội lại trồng nó, người Jrai chỉ muốn no cái bụng, không sốt rét. Rồi bụng của già làng hiểu, phân tích cho bà con: Bộ đội cho lúa gạo, cho quần áo, chữa bệnh sốt rét. Bây giờ thì ai cũng thích vào làm công nhân. Làng Chan bây giờ làm công nhân cao su hết rồi”.

Theo bước chân của bộ đội Binh đoàn, bà con làng Chan tích cực tham gia  trồng và chăm sóc cây cao su. Màu xanh cao su đã phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Đội sản xuất 711 (Công ty 72) được hình thành. Trong khi bà con đang yên ấm làm ăn thì bọn phản động FULRO lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chia rẽ nhân dân với bộ đội, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước. Chúng còn dụ dỗ bà con vượt biên trái phép. Cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn 15 lại một lần nữa phải đối diện và vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức. Với bà con dân tộc thiểu số, cao hơn mọi lời nói là việc làm, càng cụ thể bà con càng tin tưởng: Bộ đội làm đường, làm giọt nước, trồng bắp, trồng mì, dựng nhà, xây trường học, khám chữa bệnh... Làm ngày không hết phải làm đêm. Hôm nay chưa xong ngày mai làm tiếp. Đấu tranh với cái xấu cái ác phải kiên gan bền chí.

Làng Chan bây giờ

Hôm nay, nhiều ngôi nhà mới mọc lên bên các trục đường. Trường học, trạm điện tỏa sáng đến từng nhà. Nhiều hộ gia đình công nhân gắn kết với nhau, cùng nhau phát triển kinh tế. Điển hình như gia đình ông Rơ Lan Diên hàng năm thu nhập ngoài tiền lương trên 150 triệu đồng. Nhiều hộ gia đình khác cũng có thu nhập 100-120 triệu đồng/năm như gia đình Rơ Lan Bin, Siu HLin, Rơ Lan Lum... Có gia đình mua két sắt đựng tiền. Làng Chan chỉ còn 15 hộ nghèo, không còn hộ đói, 100% trẻ em trong độ tuổi được cắp sách tới trường; 100% hộ gia đình có các phương tiện nghe nhìn, xe máy đi lại phục vụ sản xuất. 314 hộ gia đình với 1.631 nhân khẩu yên tâm gắn bó với đơn vị, địa bàn. Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội được đảm bảo. Nhiều năm liền, làng Chan được công nhận đạt tiêu chuẩn khu dân cư văn hóa.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Rơ Lan Diên cho biết: “Hiện nay, hầu hết bà con làng Chan đều vào làm công nhân. Tuy giá mủ cao su xuống thấp nhưng Binh đoàn vẫn duy trì, ổn định đời sống cho bà con. Nhiều hộ gia đình mua sắm đầy đủ các phương tiện sinh hoạt như: ti vi, tủ lạnh, xe máy, máy cày, máy kéo phục vụ sản xuất. Đặc biệt, làng Chan có 3 hộ gia đình tậu ô tô”.

 

Sự có mặt của những người lính Binh đoàn 15 đã tạo bước ngoặt căn bản đối với bà con ở nơi đây. Làng Chan trở thành mô hình được Bộ Quốc phòng chọn làm điểm giới thiệu trong chuyến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 2014.

Thiếu tướng Đặng Anh Dũng-Tư lệnh Binh đoàn 15, người đã từng gắn bó với mảnh đất này trên 20 năm, chia sẻ: “Trải qua bao đắng cay để có trái chín, quả ngọt. Có đi có đến. Có dám nghĩ dám làm, dám vượt mọi khó khăn, ấm no, hạnh phúc mới đến với mình thật nhất, vững chắc nhất, giúp bà con trước hết phải từ trái tim...”. Câu nói mộc mạc nhưng đầy nghĩa. Bởi lẽ, để có được thành quả như ngày hôm nay, ngoài sự nỗ lực của bà con làng Chan, những người lính Binh đoàn 15 phải vượt bao khó khăn, gian khổ nơi mảnh đất vùng biên này.

 Văn Thiền

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.