Bất ổn đất đai trước khi cổ phần hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Công ty TNHH một thành viên Cà phê Gia Lai (Công ty) được UBND tỉnh giao quản lý hơn 1.681 ha đất trên địa bàn 7 xã, thị trấn, tại 3 huyện: Chư Sê, Chư Prông và Ia Grai. Trong đó, đất trồng cây lâu năm chiếm hơn 1.487 ha, đất bờ lô gần 135 ha, đất hồ đập, thủy lợi hơn 54 ha và đất trụ sở, sân phơi gần 5 ha.

Dù diện tích đất được UBND tỉnh giao có các quyết định, sơ đồ rõ ràng, tuy nhiên những năm qua, diện tích đất của Công ty đã bị hao hụt nghiêm trọng. Điển hình như tại huyện Chư Sê, Công ty được UBND tỉnh giao quản lý hơn 569,6 ha, tuy nhiên, sau khi kiểm tra đã có 142,4 ha mà Công ty giao cho các hộ dân tự đầu tư vốn trước đây bị chiếm dụng để trồng cà phê, hồ tiêu và 14 hộ dân xây dựng nhà ở kiên cố mà không phải thực hiện một nghĩa vụ tài chính nào với Công ty. Công ty cho rằng do diện tích đất này người dân đã sử dụng trước năm 1995 nên Công ty đã có Công văn số 33/CV-CT, ngày 26-7-2010 đề nghị UBND tỉnh thu hồi giao về cho địa phương quản lý. Tuy nhiên, dù mới chỉ có công văn đề nghị mà chưa có quyết định thu hồi của UBND tỉnh, nhưng Công ty xem như đã hết trách nhiệm quản lý. Chính vì vậy, những năm qua, UBND huyện Chư Sê cũng đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân chồng lên diện tích đất do Công ty quản lý.

 

Trụ sở Công ty TNHH một thành viên Cà phê Gia Lai. Ảnh: H.V
Trụ sở Công ty TNHH một thành viên Cà phê Gia Lai. Ảnh: H.V

Còn tại đội sản xuất Xí nghiệp 2-9 (xã Ia Yok, huyện Ia Grai), Công ty được giao quản lý đất trồng cây cà phê hơn 67 ha. Thế nhưng, 4 cán bộ của Công ty là các ông: Lê Văn Việt, Trần Văn Cách, Đỗ Văn Dương, Hà Đình Cập đã chiếm dụng 1,82 ha để canh tác.  Cũng liên quan đến vấn đề quản lý đất đai của Công ty, vào năm 2011, Công ty Cà phê Chư Pah được sáp nhập vào Công ty Cà phê Gia Lai với tổng diện tích đất có cơ sở pháp lý khi sáp nhập là hơn 811 ha. Tuy nhiên, trước khi sáp nhập, lãnh đạo Công ty Cà phê Chư Pah (cũ) đã tự ý tổ chức bán đấu giá tài sản trên đất (vườn cà phê) với diện tích 46,33 ha dù chưa được sự cho phép của UBND tỉnh. Ngoài ra, trong những năm qua, Công ty đã không có ý kiến phản hồi mà để UBND huyện Ia Grai cấp chồng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích hơn 12 ha cho 8 hộ dân trên diện tích đất thuộc quản lý của Công ty. Chính vì vậy nên trong 5 phương án sử dụng đất của Công ty khi cổ phần hóa trình UBND tỉnh luôn có sự thay đổi. Trong đó, phương án đầu tiên, vào ngày 8-6-2015, Công ty đề nghị trả về địa phương quản lý 290,5 ha thì đến phương án cuối cùng vào ngày 25-4-2016, diện tích đất đề nghị giao lại cho địa phương tăng lên hơn 487 ha. 
 

Ngoài ra, Công ty còn vi phạm trong vấn đề thực hiện giao khoán vườn cây. Nghị định số 135/2005/NĐ-CP và Thông tư 102/2006/TT-BNN&PTNT quy định: Bên nhận khoán không được tự ý chuyển nhượng hợp đồng giao nhận khoán dưới bất kỳ hình thức nào… Nếu người nhận khoán không có khả năng thực hiện hợp đồng thì phải trả lại đất cho Công ty để ký hợp đồng giao khoán cho người khác. Công ty có trách nhiệm bồi thường tài sản đã đầu tư. Tuy nhiên, Ban Giám đốc Công ty đã để cho các hộ nhận khoán tự ý chuyển nhượng và đặt ra “luật” khi các hộ nhận khoán tự thỏa thuận sang nhượng lại hợp đồng thì phải nộp cho Công ty từ  5 triệu đồng/ha đến 20 triệu đồng/ha tùy theo vị trí đất. Với quy định tự đặt ra này, từ năm 2006 đến tháng 6-2016, Công ty đã hợp thức hóa cho 372 hộ nhận khoán sang nhượng hợp đồng giao nhận khoán để thu lợi 4,337 tỷ đồng mà không nộp vào ngân sách nhà nước.

Hạ Vy

Có thể bạn quan tâm

Niềm đam mê bất tận với billiards

Niềm đam mê bất tận với billiards

Hành trình chinh phục ngôi vô địch đồng đội thế giới 2024 nội dung carom 3 băng của “cặp bài trùng” Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh đã đưa người hâm mộ billiards trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, có cả sự hồi hộp, nghẹt thở đến vỡ òa hạnh phúc.
Rừng cháy, người khát

Rừng cháy, người khát

Khô hạn kéo dài đang khiến rừng ở nhiều nơi tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ bị cháy trụi, cùng với đó, người dân và cây trồng... khát khô. Nắng nóng gay gắt kéo dài cũng khiến mực nước kênh mương khô cạn, nhiều cánh rừng ở miền Tây đối mặt với nguy cơ cháy rất cao.
Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Kể chuyện bằng... bóng

Kể chuyện bằng... bóng

(GLO)- Trên tấm màn sân khấu, bóng của các vũ công khi uyển chuyển đơn lẻ, lúc lại lồng ghép biến hóa thành nhiều chủ thể khác nhau. Với sự kết hợp cùng âm thanh, ánh sáng một cách sinh động, những câu chuyện giàu cảm xúc cứ thế được kể lại một cách chân thực và chạm đến trái tim khán giả.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.