Cổ vật kỳ sự: Chuyện bốn chiếc mũ vua thời Nguyễn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong khối kho báu hoàng gia triều Nguyễn, người ta thường nhắc tới 4 chiếc mũ vua hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Năm 1885, kinh đô Huế thất thủ, kho báu hoàng gia và kim quỹ cùng nhiều châu báu khác bị người Pháp cướp bóc. May mắn là khối kho báu quan trọng nhất đã được sơ tán cùng vua Hàm Nghi và hoàng tộc. Trải qua nhiều biến cố quan trọng nhưng số kho báu này vẫn được bảo tồn bởi những người trung thành và trở về dưới thời vua Khải Định, Bảo Đại.

 

Mũ đại triều 1, mũ đại triều 2 , mũ đại triều 3 và mũ tế giao.
Mũ đại triều 1, mũ đại triều 2 , mũ đại triều 3 và mũ tế giao.

Chiếc ấn bị đánh cắp

Sau khi được bàn giao cho Chính phủ cách mạng lâm thời VNDCCH (tháng 8.1945), nhiều ý kiến muốn tiêu hủy khối kho báu này để lấy tiền bù đắp cho sự thiếu thốn ngân quỹ của Chính phủ mới vừa khai sinh. Tuy nhiên, với sự sáng suốt của Hồ Chủ tịch và Chính phủ, kho báu hoàng gia triều Nguyễn được bảo tồn vẹn toàn, dù lúc đó dân tộc đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

Pháp trở lại xâm lược VN (1946), khối kho báu hoàng gia triều Nguyễn cùng 4 chiếc mũ vua được đưa lên Chiến khu Việt Bắc và bảo mật chặt chẽ trong cuộc kháng chiến 9 năm. Sau năm 1954, khối kho báu được trở về với thủ đô và Chính phủ đã bàn giao cho Viện Bảo tàng lịch sử VN (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia). Tuy nhiên, một sự kiện chấn động là trong lần trưng bày ra mắt công chúng khối kho báu khổng lồ đó vào năm 1962, một chiếc ấn của Nam Phương hoàng hậu bị đánh cắp và phá hủy. Lập tức khối kho báu đó phải đưa về bảo quản tại Ngân hàng Nhà nước VN. Cho đến năm 2007, kho báu hoàng gia mới được giao trở lại cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

“Hồi sinh” những chiếc mũ vua

“Khi tiếp nhận khối kho báu hoàng gia triều Nguyễn, những người làm công tác bảo tồn di sản cảm thấy xót thương bởi hiện trạng của kho báu. Trong đó đáng chú ý là 4 chiếc mũ vua truyền từ đời triều Nguyễn không còn như ban đầu. Hàng trăm chi tiết không rõ vị trí, chức năng, bao bọc trong những túi vải thô ráp. Trong khi đó, các tài liệu thành văn ghi chép về những chiếc mũ vua không nhiều”, TS Phạm Quốc Quân - nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử VN, cho biết.

Chuyên gia phục hồi mũ mão cổ Vũ Kim Lộc - người thực hiện “hồi sinh” những chiếc mũ vua thời Nguyễn, kể: “Đầu năm 2008, tôi tình cờ gặp TS Phạm Quốc Quân, lúc đó là Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TP. HCM. Trong câu chuyện, tôi nói vừa phối hợp với Bảo tàng Lịch sử TP. HCM phục hồi thành công một chiếc mũ Champa bằng vàng của một nhà sưu tập tư nhân. TS Quân tỏ ra rất quan tâm và hỏi tôi đủ điều về công tác phục hồi chiếc mũ Champa rồi đề nghị tôi phục hồi 4 chiếc mũ vua thời Nguyễn”.

Sau khi khảo sát hiện trạng, những người thực hiện nhiệm vụ gặp phải vô cùng khó khăn, có những lúc tưởng như bế tắc bởi tất cả đều không còn cốt mũ, các chi tiết trang sức trên mũ tồn tại ở dạng rời rạc với hàng ngàn chi tiết bằng vàng, ngọc, pha lê, đá quý… Các nhà nghiên cứu đã thực hiện khảo sát toàn bộ hệ thống lăng, cung điện ở Huế. Khó khăn bởi khoảng cách địa lý, đặc biệt là những vấn đề tâm linh luôn hiện hữu trong suốt những ngày tháng nghiên cứu và phục hồi 4 chiếc mũ vua.

Ông Vũ Kim Lộc tiết lộ: “Có nhiều điều bí ẩn mà cho đến nay tôi vẫn chưa giải thích được, nhất là lần khảo sát tượng vua Khải Định đúc trong tư thế ngồi trên ngai vàng, mặc hoàng bào, đầu đội mũ đại triều ở chính điện khu lăng để làm tư liệu so sánh đối chiếu cho việc nhận diện và phục hồi 4 chiếc mũ vua thời Nguyễn, một tư liệu sống còn duy nhất để “bấu víu”. Sau một ngày trời khảo sát, về nơi nghỉ kiểm tra ảnh chụp thấy không đạt. May mắn cho tôi, hôm sau khi vừa gặp những người bảo vệ khu lăng, họ đã nhận ra và nói luôn là kết quả hôm qua không tốt phải không rồi mách nước, tôi phải mua đồ lễ dâng cúng trình ngài. Sau khi thực hiện dâng cúng, tôi thực hiện lại những công việc của ngày hôm qua. Không biết có phải do tình cờ rút kinh nghiệm tác nghiệp hay là sự linh ứng nào đó hay không nhưng kết quả khảo sát lần thứ hai này đã đem lại cho tôi nhiều tư liệu so sánh đối chiếu, góp phần phục dựng thành công 4 chiếc mũ vua thời Nguyễn”.

Hiện nay, 4 chiếc mũ vua thời Nguyễn đã được các nhà nghiên cứu phục hồi thành công, gồm 3 chiếc mũ vua sử dụng trong lễ đại triều và một chiếc mũ tế giao theo tương truyền, được một số nhà nghiên cứu ủng hộ nhận định là của vua Minh Mạng. Những chiếc mũ vua này đã ra mắt công chúng trong những lần trưng bày gần đây tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia và được đánh giá rất cao.

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...
Chạm đến ước mơ bằng tình thương

Chạm đến ước mơ bằng tình thương

“Tạo hóa không sinh ra ai để sống những tháng ngày vô nghĩa. Dù chào đời không nhìn thấy ánh sáng, nhưng tôi tin rằng, bằng tình yêu thương, niềm tin và hy vọng, một ngày tôi sẽ chạm đến ước mơ của riêng mình”. Đó là chia sẻ của Nghiêm Vũ Thu Loan, Chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).