Hành trình tìm công lý của cụ ông 80 tuổi 2 lần bị tuyên án tử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với nỗi oan sai khổ nhục “là một tù nhân giết em cướp của”, phải chịu điều tiếng xấu với vợ con, gia tộc và bà con làng xóm quê hương, cụ Trần Văn Thêm nay đã 80 tuổi suốt nhưng vẫn rong ruổi khắp nơi tìm công lý để được minh oan.

Nguyên Phó Phòng hình sự xác nhận cụ Thêm không giết ông Văn

Năm 1975, qua quá trình điều tra, đối tượng Phan Thanh Nhàn đã bị cơ quan chức năng bắt giữ. Từ lời khai của đối tượng Nhàn, đồng thời đối chiếu với hiện trường xảy ra vụ án, tổ chức thực nghiệm lại hiện trường với hung khí gây án là búa bổ củi khiến nạn nhân Nguyễn Khắc Văn chết và Trần Văn Thêm bị thương, cơ quan chức năng xác định, Nhàn là hung thủ gây án.

 

Ở cái tuổi gần đất xa trời, già yếu, cụ ông Trần Văn Thêm đang mong ngóng từng giờ tới ngày được minh oan tội giết người mà cụ đã phải chịu đựng suốt gần nửa thế kỷ qua.
Ở cái tuổi gần đất xa trời, già yếu, cụ ông Trần Văn Thêm đang mong ngóng từng giờ tới ngày được minh oan tội giết người mà cụ đã phải chịu đựng suốt gần nửa thế kỷ qua.

Căn cứ vào kết luận của cơ quan chức năng, Ủy ban thẩm phán Tòa án tối cao đã mở phiên toà theo thủ tục giám đốc thẩm tuyên hủy toàn bộ 2 bản án phúc thẩm, sơ thẩm và giao hồ sơ để cơ quan công an điều tra, xử lý lại theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở quyết định của giám đốc thẩm, tháng 1-1976 (tức 27 Tết Âm lịch năm Ất Mão 1975), cụ Thêm đang ở trại Phủ Đức được gọi ra khỏi phòng biệt giam để gặp cán bộ Bộ Công an và Công an tỉnh Vĩnh Phú. Sau 2 ngày ở Bộ Công an (chiều 29 Tết Âm lịch năm Ất Mão 1975), cụ được cán bộ giải thích là do có vết thương trên đầu nên Bộ công an cấp cho một giấy miễn lao động nặng, rồi cho cụ về quê mà không có thêm một giấy tờ nào khác.

Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, việc điều tra lại vẫn chưa được thực hiện, về mặt pháp lý vẫn chưa có quyết định đình chỉ hoặc tiếp tục truy tố đối với bị án Trần Văn Thêm.

Với quyết tâm gột rửa sạch nỗi oan sai khổ nhục, cụ Thêm cùng ông Nguyễn Văn Hòa (SN 1954, là một thương binh ở xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, Hà Nội, tự nguyện giúp cụ Thêm miễn phí) đã làm đơn kêu cứu, kêu oan chạy đôn, chạy đáo khắp nơi. Trong suốt nhiều năm qua, ông Hòa và cụ Thêm đã rong ruổi nhiều nơi để thu thập tài liệu, chứng cứ, người làm chứng gửi tới các cơ quan chức năng.

Trong đống hồ sơ đi kêu oan, có một tài liệu quan trọng do chính ông Cù Văn Tiện (nguyên Phó phòng Cảnh sát hình sự năm 1974) viết vào năm 2007, đó là giấy xác nhận Nhàn mới chính là hung thủ giết ông Văn, còn cụ Thêm bị xét xử oan. Ông Tiện là người trực tiếp thụ lý giải quyết giai đoạn 2 vụ án này, trực tiếp lấy lời khai đối tượng Nhàn, tổ chức thực nghiệm lại hiện trường với hung khí là búa bổ củi mà Nhàn dùng để đánh chết Nguyễn Khắc Văn và bị thương Trần Văn Thêm. Bà Phùng Thị Xứng (75 tuổi là chị gái hung thủ Phan Thanh Nhàn) cũng xác nhận Nhàn là hung thủ giết ông Nguyễn Khắc Văn, chứ không phải cụ Thêm.

Thế nhưng nhiều năm qua, mặc dù đã tiếp nhận bao nhiêu lá đơn của cụ Thêm, các cơ quan chức năng vẫn chưa vào cuộc quyết liệt để giải quyết oan sai cho cụ. Đáp lại là những công văn cứng nhắc khiến nỗi oan của cụ Thêm càng kéo dài thêm.

Không xem xét việc oan sai vì cơ quan chức năng không tìm thấy… tài liệu

Việc minh oan cho cụ Thêm dường như ngày càng khó khi mà các cơ quan tố tụng đều cho rằng họ không tìm thấy tài liệu liên quan đến vụ án này vì đã thất lạc đâu đó do thời gian xảy ra vụ án quá lâu.

Tại công văn số 501/VKSTC-V3 của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao về việc trả lời đơn đề nghị đòi minh oan, ngày 7-3-2014, do ông Đỗ Xuân Tựu-Phó Vụ trưởng Vụ 3 ký nêu rõ: Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhận được đơn khiếu của ông đề nghị “minh oan trong vụ án giết người”. Ngày 8-1-2014, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có công văn yêu cầu ông, Tòa án nhân dân tối cao, Tòa phúc thẩm - Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Hội, Công an, Viện kiểm, Tòa án nhân dân các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Trung tâm lưu trữ quốc gia 3 cung cấp bổ sung những tài liệu liên quan đến vụ án như ông đã nêu trong đơn. Đồng thời Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã trực tiếp đi xác minh tại Tòa án nhân dân tối cao, Tòa phúc thẩm - Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội, Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm - Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại Hà Nội và Trung tâm lưu trữ quốc gia 3. “Sau quá trình yêu cầu, trực tiếp làm việc với các cá nhân, cơ quan, đơn vị có liên quan nêu trên, Viện kiểm sát nhân dân tối cao không tìm thấy tài liệu liên quan đến vụ án của ông như ông trình bày trong đơn. Do đó không có căn cứ để xác định ông đã bị xét xử oan sai”.

 

Văn bản trả lời cụ Thêm của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao.
Văn bản trả lời cụ Thêm của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao.

Ngày 2-10-2006, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ có công văn số 72/TA-TCCB, trả lời cụ Thêm, trong đó nêu rõ “Vụ án xảy ra năm 1970 trong thời kỳ chiến tranh phải đi sơ tán nhiều nơi, do vậy hồ sơ các vụ án thời kỳ này đã bị thất lạc, TAND tỉnh Phú Thọ không còn quản lý hồ sơ”.

Ngày 6-4-2015, Văn phòng Chủ tịch nước có Công văn số 527/VPCTN-PL do bà Bùi Thị Keng-Vụ trưởng Vụ pháp luật ký, về việc thông báo chuyển đơn thư. Công văn nêu rõ: Văn phòng Chủ tịch nước gửi phiếu báo tin đến ông Trần Văn Thêm biết, Chủ tịch nước đã nhận được đơn của ông. Sau khi nghiên cứu, đơn đã được chuyển đến Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để chỉ đạo giải quyết theo qui định của pháp luật…

Sau nhiều năm, cụ Thêm ròng rã đội đơn kêu cứu oan sai, đi tìm công lý, tưởng chừng tia sáng cuối đường hầm đã vụt tắt, khi tấm thân già ốm yếu, đôi bàn tay run rảy, mắt đã mờ, chân đã chậm lê từng bước một trong khó nhọc. Thế nhưng, niềm hy vọng lóe sáng khi đầu năm 2015, Tòa án nhân dân tối cao đã sao lục được các bản án phúc thẩm, sơ thẩm và các tài liệu liên quan, hiện các cơ quan tố tụng Trung ương đang tiến hành xem xét để có quyết định cuối cùng cho cụ Trần Văn Thêm trong thời gian sớm nhất.

Trong một diễn biến khác, sáng 6-8-2016, ông Bùi Ngọc Hòa-Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã đến thăm hỏi, động viên cụ Thêm và tìm hiểu thêm một số chứng cứ, tài liệu để trên cơ sở đó chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương, quyết liệt xác minh, làm rõ các nội dung trong đơn của ông Thêm theo trình tự pháp luật trong thời gian nhanh nhất.

Gần nửa thế kỷ qua, cụ Trần Văn Thêm nay đã 80 tuổi, bệnh tật, già yếu, nhà nghèo, sống chết lúc nào không hay trong nỗi oan sai khổ nhục, phải chịu tiếng xấu với vợ con, gia tộc, bà con thôn xóm. Người vợ của cụ đã mất hơn 30 năm nay vì làm lụng vất vả thay ông nuôi 5 người con nhỏ. Có người con phải bỏ đi nơi khác để sinh sống vì không chịu nổi dị nghị về tiếng xấu oan ức của cha. Cụ Thêm mong muốn các cơ quan tố tụng sớm minh oan, để nếu chẳng may phải nhắm mắt xuôi tay về với tiên tổ cụ cũng an lòng, không mang nỗi oan là kẻ giết em cướp của xuồng mồ…

Theo dantri

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
Chạm đến ước mơ bằng tình thương

Chạm đến ước mơ bằng tình thương

“Tạo hóa không sinh ra ai để sống những tháng ngày vô nghĩa. Dù chào đời không nhìn thấy ánh sáng, nhưng tôi tin rằng, bằng tình yêu thương, niềm tin và hy vọng, một ngày tôi sẽ chạm đến ước mơ của riêng mình”. Đó là chia sẻ của Nghiêm Vũ Thu Loan, Chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).