Bài 2: Hệ lụy từ niềm tin mù quáng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Do nhận thức của người dân ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế nên hầu hết vụ việc liên quan đến "thuốc thư" đều kéo theo hệ lụy. Những kẻ xấu đã lợi dụng hủ tục "thuốc thư" để làm những việc bất chính và cũng không ít người dân vì niềm tin mù quáng để rồi "tiền mất, tật mang".


Bị kẻ xấu lợi dụng

Dù đã gần 3 năm trôi qua nhưng câu chuyện bi hài về việc dọa có “thuốc thư” để được “yêu” phụ nữ trong làng của ông Kher (làng Jơ Long, xã Hà Ra, huyện Mang Yang) vẫn được người dân nhắc lại như một bài học về sự mù quáng đã khiến bao người phải chịu tủi hổ.

 

Kiểm điểm các đối tượng tuyên truyền hủ tục thuốc thư. Ảnh: L.A
Kiểm điểm các đối tượng tuyên truyền hủ tục "thuốc thư". Ảnh: L.A

Dù đã bước qua tuổi ngũ tuần và đã có gia đình, nhưng ông Kher luôn thể hiện thói trăng hoa bằng những lần buông lời trêu ghẹo, sàm sỡ với phụ nữ trong làng. Để đạt được mục đích, ông tự cho mình có “thuốc thư” để đe dọa những ai phản ứng lại mình. Biết gia đình chị H. có rẫy gần rừng phòng hộ, lợi dụng hôm chồng chị H. đi làm vắng, ông đến nhà dọa sẽ tố gia đình chị tội phá rừng. Sợ bị liên lụy nên chị H. một mực xin ông Kher đừng tố cáo gia đình mình. Thấy vậy, ông yêu cầu chị H. phải đi theo mình để nói chuyện. Khi đến chỗ vắng người, ông Kher đã kéo H. vào bụi cây để sàm sỡ. Sau khi thỏa mãn, Kher còn dọa, nếu kể với ai sẽ bỏ “thuốc thư” giết chết nên chị H. đành im lặng.

Cũng với thủ đoạn trên, ông Kher đã thực hiện hành vi sàm sỡ thêm 7 phụ nữ khác trong làng. Chuyện vỡ lở khi làng Jơ Long liên tục có người bị bệnh, lúc này mọi nghi ngờ đều dồn về ông Kher đã bỏ “thuốc thư” hại dân làng. Ngay sau khi biết tin, già làng đã họp dân làng và thống nhất đuổi ông Kher ra khỏi làng, nếu không sẽ bị đánh chết. Nhận thấy tình hình căng thẳng, chính quyền địa phương phải đưa ông Kher ra trụ sở UBND xã “lánh nạn” và báo cáo để Cơ quan Điều tra vào cuộc. Tại Cơ quan Điều tra, ông Kher đành thú nhận chuyện “thuốc thư” chỉ đem ra dọa mọi người nhằm đạt được mục đích, chứ thực tế ông không có “thuốc thư”.

Cũng lợi dụng hủ tục “thuốc thư” mà hai anh em Rơ Châm Kruh và Rơ Châm Huk (ở làng Prép, xã Ia Phí, huyện Chư Pah) đã trục lợi hàng chục triệu đồng của dân làng. Chuyện là thời gian trước, hai anh em Kruk và Huk đi thăm người bà con ở xã Rơ Kôi (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) và được người này cho nhiều cây dược liệu để chữa đau bụng nên hai anh em mang về trồng trong vườn nhà và khiến dân làng nghi họ đi học và trồng cây làm “thuốc thư”. Sự nghi ngờ của bà con làng Prép tăng lên khi thời gian đó trong làng có nhiều người hay bị đau bụng, đau đầu và nghi bị “thư” rồi tìm đến nhà anh em Kruh nhờ chữa trị. Dù khỏi bệnh hay không, mỗi người khi đến xin thuốc của anh em Kruh đều đưa từ 600 ngàn đồng đến 2 triệu đồng. Thấy có thể kiếm ra tiền nên thay vì giải thích cho bà con hiểu mình không có “thuốc thư”, anh em Kruh lại nhận chữa trị để trục lợi. Sau khi sự việc bị Công an huyện Chư Pah phát hiện, hai anh em Kruh buộc phải đứng ra xin lỗi và trả lại tiền cho dân làng.   

“Tiền mất, tật mang”

Do vẫn tin vào sự tồn tại của “thuốc thư” nên khi đau ốm,  nhiều người dân đã không đến các cơ sở y tế để chữa trị mà nghe theo lời thầy bói, thầy lang để rồi “tiền mất, tật mang”. Điển hình như vụ việc xảy ra đầu năm 2015, hơn 20 người (chủ yếu là phụ nữ) tại buôn Nu B (xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa) bị các triệu chứng tức ngực, khó thở. Thay vì đi khám ở các trung tâm y tế, số người này đã sang tỉnh Đak Lak để khám và bốc thuốc ở nhà một thầy mo. Sau khi khám, thầy mo kết luận số người trên bị “thư” khiến ai cũng hoảng sợ bỏ tiền nhờ cúng và bốc thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, mất hàng triệu đồng/người để nhờ thầy mo nhưng bệnh không thuyên giảm đã khiến người dân làng Nu B rất lo sợ và nghi kỵ lẫn nhau gây mất đoàn kết trong dân làng.

Nhờ nắm bắt sớm tình hình, chính quyền địa phương đã tuyên truyền, vận động đưa người dân đến khám ở các cơ sở y tế và phát hiện số người trên bị các bệnh như: viêm dạ dày, viêm phế quản, viêm phổi… Nhờ được phát hiện kịp thời, sau một thời gian được điều trị, sức khỏe của hơn 20 người dân làng Nu B đã trở lại ổn định.

Thượng tá Lê Ngọc Tươi-Phó Trưởng phòng PA88, Công an tỉnh Gia Lai cho biết: “Trong quá trình điều tra, xử lý các vụ việc nghi “thuốc thư”, cơ quan Công an đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp là thầy bói, thầy lang lợi dụng sự mê tín của bà con để trục lợi. Thực chất, khi hỏi có biết “thuốc thư” là gì không thì tất cả họ đều không biết và khai nhận trong lúc chữa trị, những người này sử dụng mánh khóe như: bỏ viên sỏi, mảnh sành… vào kẽ tay rồi dùng ống để hút như làm phép, sau đó đưa những vật thể đó cho người dân xem và phán bị “thư”, rồi bốc thuốc bán. Với những trường hợp này, cơ quan chức năng đều đã xử lý nghiêm, đưa ra kiểm điểm trước dân làng và có biện pháp quản lý để họ không còn lợi dụng sự nhẹ dạ của bà con nhằm trục lợi…”. Sự mê muội của không ít người dân đã tạo điều kiện cho những thầy bói, thầy lang có đất sống. Tuy nhiên, hậu quả từ niềm tin mù quáng đó không chỉ khiến người dân mất tiền oan mà còn hại đến cả sức khỏe, tính mạng của mình.

Lê Anh

Có thể bạn quan tâm

Rừng cháy, người khát

Rừng cháy, người khát

Khô hạn kéo dài đang khiến rừng ở nhiều nơi tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ bị cháy trụi, cùng với đó, người dân và cây trồng... khát khô. Nắng nóng gay gắt kéo dài cũng khiến mực nước kênh mương khô cạn, nhiều cánh rừng ở miền Tây đối mặt với nguy cơ cháy rất cao.
Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Mổ xẻ nguyên nhân người giữ rừng bỏ việc, các ngành chức năng đều nhận thấy cốt lõi bởi trách nhiệm cao nhưng đồng lương bèo bọt. Có trường hợp xin từ chức, xuống chức mặc dù chưa tới tuổi nghỉ hưu. Trong khi, nguồn tuyển không có dù chủ rừng đã hạ tiêu chuẩn, chỉ cần tốt nghiệp THPT.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Cuộc chiến bảo vệ rừng xanh đang nóng lên từng ngày, đặc biệt là Đắk Lắk - “lá phổi xanh” của cả nước. Lâm tặc ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả người giữ rừng bằng vũ khí nóng. Máu người giữ rừng đã đổ, thậm chí có người đã mất mạng, trong khi chế độ, chính sách cho họ chưa tương xứng…
Nơi biên giới có vườn địa đàng

Nơi biên giới có vườn địa đàng

Giữa bạt ngàn mây trắng ấy, ngôi làng thiên đường hiện ra nhỏ bé mà bừng sáng và chỉ cần một cái với tay là đã có thể chạm tới được trời cao. Ngôi làng ấy vẫn nguyên thủy bản thể như thế bất chấp làn sóng hiện đại đã phủ xuống khắp nơi.