Chợ đêm, nhọc nhằn những cảnh đời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trời về đêm, Pleiku thường se lạnh. Khi mọi người đang ngon giấc trong những ngôi nhà ấm áp thì ở chợ đêm những cửu vạn thức trắng  gò lưng kéo từng xe hàng nặng trĩu, tất cả cũng chỉ vì bát cơm, manh áo.

Không ai biết chợ đêm ở Pleiku (Gia Lai) có tự khi nào, kể cả anh Lê Việt Thành- người có “thâm niên” 7 năm nay sống bằng nghề bốc vác ở đây. Đang ngồi chờ việc trên chiếc xe ba gác, anh cho biết: “Cứ đêm đến là tôi lại ra chợ kiếm việc làm, ai thuê gì làm nấy, trung bình mỗi tháng chi tiêu tằn tiện cũng còn hơn 1 triệu đồng gửi về cho đứa con đang học ở TP. Quy Nhơn. 7 năm qua, tôi chưa có một đêm thẳng giấc. Tôi cũng định gắng làm, kiếm được ít tiền về quê mua cái xe máy đi thồ đỡ vất vả hơn”...

Một góc chợ đêm Pleiku. Ảnh: Triệu An
Một góc chợ đêm Pleiku. Ảnh: Triệu An

Có lẽ lâu năm nhất trong nghề bốc vác và chở hàng thuê ở chợ đêm Phố núi là anh Trần Văn Chớ. Mới 32 tuổi, nhưng anh đã có 15 năm trong nghề.  Ban đầu ra phụ giúp cha mẹ, nhưng khi cha mẹ già yếu và bệnh tật... anh đã làm thay để có tiền trang trải nợ nần. Anh tâm sự: “Những đêm không mưa, tui phải làm từ 8 giờ tối đến 6 giờ sáng, nhưng cũng chỉ được từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng, còn mấy ngày mưa thì hẻo lắm. Đêm đi bốc vác, ngày chạy xe ôm, nhiều lúc muốn ngủ nhưng lại sợ mất khách, không có tiền nuôi cha mẹ. Làm ở chợ đêm, đòi hỏi phải có sức khỏe tốt và bản lĩnh. Nếu không có hai thứ đó, dễ rơi vào rượu chè, cờ bạc bê tha”.

Đêm tàn, nhưng cơn mưa chưa dứt, ngồi đếm lại những đồng tiền kiếm được trong đêm, chị Mạc Thị Thanh không giấu được nỗi buồn trên khuôn mặt hốc hác sau nhiều đêm mất ngủ. Đã bước qua tuổi 47 nhưng chị vẫn bám lấy nghề bốc vác. Theo chị, những người làm thuê ở đây đều có hoàn cảnh đặc biệt và đa số là nghèo khó. Tằn tiện và sống tạm bợ gần như đã nhiễm vào máu của họ. Bởi họ sống không phải cho mình, mà đa số là vì kiếm tiền cho con đi học, xin việc làm, cha mẹ ốm đau, nợ nần... Chị cũng vậy, đã 2 tháng nay, con chị bị bệnh, uống thuốc nợ tiền, phải cố làm để trả nợ và nuôi con...

…Khoảng 1 giờ sáng, khu chợ phía Khách sạn Tre Xanh Plaza bỗng nhốn nháo. Hỏi ra mới biết đã có hai chiếc xe chở hàng bắt đầu về chợ. Nhiều người tay đẩy xe ba gác, miệng la hét liên tục “tránh, tránh, tránh...” nhanh chóng tiếp cận “mục tiêu” và tranh giành hàng hóa để đẩy được nhiều chuyến... Tôi đi về hướng đó, định bụng chụp tấm ảnh cho bài viết. Khi tới gần, tôi thấy một chị chừng 30 tuổi đã đẩy một xe đầy bí đỏ lại cho sạp hàng, chị quay lại rồi đi đến bên hiên vắng của một ngôi nhà cạnh chợ, đứa trẻ chừng 2-3 tuổi đang ngồi khóc trong chiếc mền cũ quấn tạm. Đưa cho bé trái cà chua còn xanh, chị dỗ: “Nín đi con, mai mẹ mua cho một chiếc xe ô tô màu đỏ đẹp lắm...”. Chị tên là Tâm, từ huyện Ia Pa về đây đã hơn 3 tháng. Để tiện cho công việc, chị đã thuê nhà để ở, ngày thì đi bán vé số, đêm về ra chợ làm nghề bốc vác. Đi đâu chị cũng ẵm con đi cùng. Cúi mặt như giấu đi những giọt nước mắt buồn, chị cho biết: Lấy chồng từ năm 22 tuổi, đến nay chị có hai đứa con. Kinh tế gia đình ngày một xuống dốc do ông chồng nghiện ngập. Chị đành đưa thằng lớn đang học lớp 1 về gửi ông bà ngoại, còn đứa nhỏ chị ẵm đi cùng, cuộc sống ba mẹ con đều phụ thuộc vào sức khỏe và công việc của chị. Cũng theo chị Tâm, thời gian đầu mắt cứ nhắm nghiền lại, đi đâu, ngồi đâu cũng ngủ gà ngủ gật, sức khỏe giảm sút, đã vậy còn bị “bắt nạt”, tranh giành... Nhưng không làm thì lấy gì mà nuôi con đi học và một đứa đang theo chị... Nói rồi chị lại khóc.

Chợ đêm Pleiku đâu đó vẫn còn những thân phận nghèo khổ, những cảnh đời éo le và cả tệ nạn xã hội...

Triệu An

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).