Chủ động phòng tránh bệnh đau mắt đỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ đầu tháng 2-2017 trở lại đây, tại TP. Pleiku, số ca mắc bệnh đau mắt đỏ có chiều hướng gia tăng. Trong số này, nhiều trường hợp rơi vào trẻ nhỏ.

Bệnh đau mắt đỏ hầu như xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát từ đầu hè đến cuối thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao… Tuy nhiên, thời tiết thay đổi thất thường là một trong những nguyên nhân khiến bệnh đau mắt đỏ có xu hướng tăng ngay từ những tháng đầu năm 2017.

 

Bác sĩ khám mắt cho bệnh nhân.                                              Ảnh: Internet
Bác sĩ khám mắt cho bệnh nhân. Ảnh: Internet

Dắt con đến khám bệnh tại Trung tâm Y tế TP. Pleiku, chị Nguyễn Thị Trà (phường Ia Kring, TP. Pleiku) cho biết: “Giữa tuần qua, đón con trai 4 tuổi tại nhà trẻ về đã thấy mắt cháu hơi bị đỏ một bên mắt. Mình cũng khá chủ quan khi nghĩ rằng chắc bụi bay vào mắt hoặc do con dụi tay nên mắt mới bị đỏ. Về nhà mình cũng đã mua nước muối sinh lý và nhỏ mắt cho cháu. Mấy hôm sau, thấy mắt con chưa hết đỏ nhưng vì phải đi làm nên mình vẫn gửi cháu đến nhà trẻ. Tối chủ nhật vừa qua, mắt con có vẻ sưng và đỏ cả 2 bên kèm theo sốt nhẹ và nổi hạch sau tai. Khi ngủ dậy cháu than mắt đau nhức không mở nổi vì bị nhiều ghèn khô bám chặt. Mình bế con đến khám tại đây mới thấy một số người cũng bị đau tương tự như vậy”.

Số ca mắc bệnh đau mắt đỏ đến khám-chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh chỉ là một phần nhỏ, vì thực tế nhiều người chủ quan cho rằng đau mắt đỏ là bệnh lành tính, có thể tự khỏi nên ngại đến khám tại cơ sở y tế mà tự ý điều trị tại nhà. Chỉ khi bệnh có chiều hướng nặng, gây khó chịu hoặc bắt đầu có biến chứng họ mới đến cơ sở y tế khám-chữa bệnh.

Theo ThS. Phạm Thanh Dũng-Trưởng khoa Mắt (Trung tâm Phòng-chống Bệnh xã hội), đau mắt đỏ-còn gọi là viêm kết mạc-là bệnh do virus adeno gây nên. Dấu hiệu chính là mắt đỏ và có ghèn, mắt sưng, chảy nước mắt... Thông thường người bệnh đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai. Buổi sáng ngủ dậy, người bệnh khó mở mắt do nhiều dử ghèn dính chặt. Tùy tác nhân gây bệnh, dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng. Ngoài ra, cũng có thể có thêm các triệu chứng mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai ở người bệnh đau mắt đỏ. Cho đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh đau mắt đỏ, cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.

Đau mắt đỏ là bệnh lành tính, có thể tự khỏi sau 7-10 ngày; tuy nhiên nếu tự ý điều trị không đúng cách, bệnh có thể kéo dài. ThS. Dũng khuyến cáo: Khi bị đau mắt đỏ, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế hoặc các bác sĩ chuyên khoa mắt để khám, không nên tự mua thuốc điều trị, đặc biệt là các loại thuốc chứa corticoid để tránh biến chứng có thể xảy ra. Khi bị bệnh, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với người khác. Nếu là học sinh thì nên nghỉ học để tránh lây nhiễm cho bạn cùng lớp.

Như Ý

Có thể bạn quan tâm

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

(GLO)- Dốc toàn tâm toàn lực cứu chữa cho bệnh nhân nhưng chỉ vì một vài lý do khách quan nào đấy, các bác sĩ, nhân viên y tế lại bị chính bệnh nhân hay người thân của họ hành hung. Đấy là nỗi ám ảnh mà những ai từng trải qua sẽ không thể nào quên.
Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Thấy chùm quả lạ, 5 em nhỏ đã hái và chia nhau ăn. Ngay sau khi ăn chùm quả lạ này, các em xuất hiện tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn. Quả lạ gây ngộ độc được xác định là hạt thầu dầu. Độc tố trong hạt thầu dầu được xác định rất độc, trẻ em ăn 3 – 4 quả thậm chí có nguy cơ tử vong.
Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Ban đầu chỉ từ các triệu chứng lo lắng, đau đầu nhiều, sốt cao liên tục, khó tiếp xúc, bác sĩ phát hiện bệnh nhân mắc bệnh viêm não hiếm gặp. Bệnh nhân trải qua thời gian nằm viện, điều trị dài kỉ lục, với gần 5 tháng quyết tâm, không nản lòng của cả thầy thuốc, thân nhân đã mang lại sự hồi phục cho cô gái trẻ.
Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não là một thuật ngữ thường dùng để mô tả một nhóm các tình trạng bệnh mạn tính ảnh hưởng đến vận động và sự phối hợp cơ bắp. Bại não do các tổn thương một hoặc nhiều vùng của não, thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi trước, trong hoặc sau sinh một thời gian ngắn hay trong thời kỳ trẻ nhỏ.
Hạ cholesterol từ bí đỏ

Hạ cholesterol từ bí đỏ

Cholesterol tích tụ nhiều trong cơ thể có thể gây xơ vữa động mạch, dẫn đến bệnh tim mạch. Dùng nước uống từ bí đỏ có tác dụng kiểm soát cholesterol.
Những thầy thuốc tận tâm với nghề

Những thầy thuốc tận tâm với nghề

(GLO)- Bằng tấm lòng thương yêu người bệnh, các cán bộ y tế xã Ia Rsươm (huyện Krông Pa) đang ngày ngày cần mẫn giúp đồng bào nghèo nơi đây xua đuổi bóng ma bệnh tật và chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho người dân.