Lập đội cấp cứu đột quỵ 24/24

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trước tình trạng số người bị đột quỵ có khuynh hướng ngày càng tăng, Bộ Y tế đã ban hành quy định các cơ sở y tế phải thành lập đội phản ứng nhanh về đột quỵ.

Quy định được nêu cụ thể tại Thông tư số 47/2016/TT-BYT quy định việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, có hiệu lực từ 1-3-2017.

Ông Lương Ngọc Khuê-Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết tùy theo điều kiện thực tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức một trong các hình thức khám chữa bệnh đột quỵ, cụ thể là: đội đột quỵ; đơn vị đột quỵ; khoa đột quỵ; trung tâm đột quỵ tại các cơ sở khám, chữa bệnh và phải bảo đảm hoạt động 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần, đảm bảo kịp thời trong xử trí, giảm các di chứng (liệt, sa sút trí tuệ...) sau đột quỵ não, nâng cao chất lượng sống.

 

Cấp cứu bệnh nhân đột quỵ não tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
Cấp cứu bệnh nhân đột quỵ não tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

Mỗi năm khoảng 100.000 người chết

Theo các chuyên gia Hội Đột quỵ Việt Nam, đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh lý tổn thương một phần não xảy ra đột ngột do mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ. Khi thiếu máu nuôi, não sẽ ngưng hoạt động rồi chết đi trong vòng vài giây đến vài phút (biểu hiện lâm sàng liệt nửa người, nói khó hoặc không nói được, hoặc hôn mê)...

Bệnh nhân nam Vũ Hữu D., 53 tuổi (ngụ Hà Nội), có tiền sử đái tháo đường tăng huyết áp và đến kiểm tra sức khỏe sau đợt điều trị. Ông cho biết: “Hơn một tháng trước, sáng dậy tôi thấy một nửa người hơi yếu, tay cầm khó, chân bước như bị hụt nên lập tức đến Bệnh viện (BV) Bạch Mai. Bác sĩ khám, xác định tôi tắc mạch máu não, thiếu máu não, tai biến nhẹ. Nhờ chữa trị kịp thời nên hiện sức khỏe đã ổn”.

GS-TS Lê Văn Thính, Trưởng khoa Thần kinh - BV Bạch Mai (Hà Nội), cho rằng trường hợp ông D. là bệnh nhân đã có hiểu biết về bệnh, đến BV điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chủ quan hoặc không biết nên có thể bỏ qua, đến BV khi đã có biến chứng (liệt), hôn mê. Như trường hợp nữ bệnh nhân 57 tuổi ở Hà Nội trước khi vào BV Bạch Mai có biểu hiện mệt, nói khó nhưng vẫn cố gắng chịu. Khi thấy mệt nhiều, còn tự đi xe máy gần 10 km đến BV. Hậu quả, bệnh nhân này bị liệt nửa người do tai biến mạch máu não.

Mới đây, BV Đại học Y Dược TP.HCM tiếp nhận bệnh nhân Đ.H (nam, 42 tuổi, ngụ TP.HCM, là doanh nhân) bị đột quỵ. Trước khi vào viện, người nhà phát hiện ông H. đột ngột khó nói, méo mặt, xoay mắt và đầu sang một bên, rồi liệt nửa người trái, không tiếp xúc. Quy trình báo động đỏ về đột quỵ của BV được kích hoạt, với sự tham gia tổng lực của các y bác sĩ khoa cấp cứu, đơn vị đột quỵ (khoa thần kinh), khoa chẩn đoán hình ảnh và ê kíp y bác sĩ can thiệp mạch máu não. Qua chụp CT scanner khẩn, chẩn đoán ông H. bị nhồi máu não vùng thân não, tắc động mạch đốt sống thân nền, các bác sĩ xử trí (tái thông động mạch tắc bằng kỹ thuật mới kết hợp hút bằng ống thông lớn và kéo huyết khối bằng stent) cứu sống ông H. Người nhà cho biết ông H. có thói quen hút thuốc lá 1,5 - 2 gói/ngày đã 10 năm nay.

Theo thống kê của Đột quỵ VN, mỗi năm trong nước có khoảng 200.000 người mắc mới đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong, khoảng 30% có thể bị liệt. Điều đáng nói, bệnh càng tái phát nhiều, tỷ lệ tử vong càng lớn. Đây là căn bệnh có nguy cơ tử vong cao thứ 3 (sau tim mạch, ung thư) và đứng hàng đầu về tỷ lệ tàn tật. Số người bị đột quỵ có khuynh hướng ngày càng tăng.

Cải tiến quy trình

Về việc xử lý nhanh các ca đột quỵ, TS-BS Nguyễn Đình Phú, Phó giám đốc BV Nhân dân 115 (TP.HCM), cho biết BV vừa cải tiến quy trình rút ngắn thời gian “cửa sổ” điều trị can thiệp nội mạch trong đột quỵ nhồi máu não cấp giúp bệnh nhân sớm phục hồi sức khỏe. Để tận dụng thời gian vàng cho bệnh nhân đột quỵ, khoa bệnh lý mạch máu não của BV đã cải tiến quy trình điều trị giúp rút ngắn thời gian can thiệp nội mạch để tập trung vào giai đoạn quyết định điều trị.

Theo đó, BV triển khai lịch trực online của bác sĩ can thiệp mạch máu (DSA) để thuận tiện liên hệ bất kỳ thời gian nào kể cả nửa đêm… Mọi thủ tục hành chính, tài chính đều linh hoạt để giải quyết nhanh, có khi BV tạm ứng cho bệnh nhân kinh phí trước. Trường hợp bệnh nhân có cùng lúc bệnh lý đột quỵ não và bệnh tim cần được can thiệp nội mạch, BV sẽ ưu tiên xử trí can thiệp bệnh lý đột quỵ não trước và xem xét phối hợp với Viện Tim TP để đưa bệnh nhân qua. Bên cạnh đó, việc hội chẩn với lãnh đạo khoa và hình ảnh hội chẩn được chuyển qua điện thoại thông minh (smartphone).

Từ ngày 1.10.2016 đến nay, thời gian “cửa sổ” điều trị tại BV Nhân dân 115 trung bình là 60 phút, tương đương với thế giới. Với quy trình này, bệnh nhân sẽ tăng hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh sau 3 tháng điều trị đột quỵ nhồi máu não. BV sẽ hoàn thiện hơn nữa quy trình, đó là phối hợp chặt chẽ giữa các khoa cấp cứu, hình ảnh học, xét nghiệm. Đặc biệt là chú trọng khâu lấy máu, lấy kết quả xét nghiệm nhằm rút ngắn thời gian chuẩn bị cho điều trị can thiệp; đưa quy trình này vào điều trị can thiệp đường động mạch trên bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não thời gian tới.

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

(GLO)- Dốc toàn tâm toàn lực cứu chữa cho bệnh nhân nhưng chỉ vì một vài lý do khách quan nào đấy, các bác sĩ, nhân viên y tế lại bị chính bệnh nhân hay người thân của họ hành hung. Đấy là nỗi ám ảnh mà những ai từng trải qua sẽ không thể nào quên.
Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Thấy chùm quả lạ, 5 em nhỏ đã hái và chia nhau ăn. Ngay sau khi ăn chùm quả lạ này, các em xuất hiện tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn. Quả lạ gây ngộ độc được xác định là hạt thầu dầu. Độc tố trong hạt thầu dầu được xác định rất độc, trẻ em ăn 3 – 4 quả thậm chí có nguy cơ tử vong.
Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Ban đầu chỉ từ các triệu chứng lo lắng, đau đầu nhiều, sốt cao liên tục, khó tiếp xúc, bác sĩ phát hiện bệnh nhân mắc bệnh viêm não hiếm gặp. Bệnh nhân trải qua thời gian nằm viện, điều trị dài kỉ lục, với gần 5 tháng quyết tâm, không nản lòng của cả thầy thuốc, thân nhân đã mang lại sự hồi phục cho cô gái trẻ.
Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não là một thuật ngữ thường dùng để mô tả một nhóm các tình trạng bệnh mạn tính ảnh hưởng đến vận động và sự phối hợp cơ bắp. Bại não do các tổn thương một hoặc nhiều vùng của não, thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi trước, trong hoặc sau sinh một thời gian ngắn hay trong thời kỳ trẻ nhỏ.
Hạ cholesterol từ bí đỏ

Hạ cholesterol từ bí đỏ

Cholesterol tích tụ nhiều trong cơ thể có thể gây xơ vữa động mạch, dẫn đến bệnh tim mạch. Dùng nước uống từ bí đỏ có tác dụng kiểm soát cholesterol.
Những thầy thuốc tận tâm với nghề

Những thầy thuốc tận tâm với nghề

(GLO)- Bằng tấm lòng thương yêu người bệnh, các cán bộ y tế xã Ia Rsươm (huyện Krông Pa) đang ngày ngày cần mẫn giúp đồng bào nghèo nơi đây xua đuổi bóng ma bệnh tật và chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho người dân.