Nữ hộ sinh 6 lần hiến máu cứu người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tốt nghiệp Trung cấp Y Đà Nẵng với chuyên ngành Hộ sinh, chị Nguyễn Thị Trưng Vương về công tác tại Khoa Ngoại-Phụ sản của Trung tâm Y tế huyện Krông Pa. Ngoài việc tận tình chăm sóc bệnh nhân, tận tụy trong công việc, những giọt máu hồng của chị Vương cũng đã kịp thời cứu sống nhiều bệnh nhân trong lúc nguy kịch.

Người nữ hộ sinh năm nay 40 tuổi, mang cái tên của nữ kiệt Trưng Vương chia sẻ: “Làm việc ở Khoa Phụ sản nên bản thân tôi luôn nhớ đến câu mà ông bà đã răn dặn “Chửa đẻ là cửa mả”. Vì vậy, trong quá trình công tác tôi luôn cố gắng làm hết khả năng với tinh thần trách nhiệm cao, nhất là trách nhiệm với bệnh nhân”. Nhờ đó, chị luôn được cấp trên tin tưởng, đồng nghiệp yêu mến và khiến người bệnh cảm thấy thoải mái bởi chị luôn nhỏ nhẹ trong lời ăn tiếng nói và tận tình giúp đỡ. Đặc biệt, hơn 15 năm công tác trong nghề hộ sinh, chị Vương đã trực tiếp hiến máu cấp cứu cho nhiều sản phụ ngay tại Trung tâm Y tế huyện.

 

Chị Nguyễn Thị Trưng Vương chăm sóc bệnh nhân.                                 Ảnh: Đ.M
Chị Nguyễn Thị Trưng Vương chăm sóc bệnh nhân. Ảnh: Đ.M

Chị Vương nhớ lại: Lần đầu chị hiến máu cứu người là vào năm 2001. Nhận được tin báo chị Nay H’Tuyết (xã Ia Hdreh) trong lúc đang đi làm rẫy thì bị sảy thai, đang trong tình trạng nguy kịch, Trung tâm Y tế đã cho xe và một kíp y-bác sĩ tức tốc xuống xã cấp cứu. Thấy bệnh nhân mất nhiều máu, chị Vương đã không ngần ngại hiến máu trực tiếp tại rẫy để cứu người. Năm 2004-2005, cũng nhờ tinh thần hết lòng vì người bệnh, chị đã hiến máu cứu sống 4 sản phụ, gồm 2 người ở xã Ia Hdreh, một người ở xã Ia Rsai và một người ở xã Chư Rcăm. Năm 2012, chị được cơ quan cử đi học một lớp bồi dưỡng về chuyên môn. Một lần về thăm nhà, chị tình cờ biết được trường hợp chị Nay H’Rớt ở buôn Djrết, xã Chư Ngọc bị sinh non ở rẫy, băng huyết và được đưa đến Trung tâm Y tế huyện cấp cứu. Lúc này, lượng máu dự trữ tại bệnh viện còn lại rất ít, do đó chị Vương đã xung phong hiến máu để cứu sống bệnh nhân. Chị Vương cho biết, sau những lần hiến máu như vậy chị thấy hơi choáng vì vừa phải thức trắng đêm trực cấp cứu, vừa hiến máu, nhưng chị vẫn thấy rất vui khi mẹ con các sản phụ được bình an.
 

Bác sĩ Đinh Viết Bửu-Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Krông Pa: “Chị Vương là người rất có trách nhiệm trong công việc, luôn tâm huyết và sẵn sàng phục vụ bệnh nhân. Có những trường hợp nguy kịch tuy không phải trong ca trực nhưng khi có sự điều động thì chị luôn luôn vui vẻ và sẵn sàng làm nhiệm vụ. Trong suốt thời gian công tác chị được bệnh nhân mến yêu và chưa gặp sự phàn nàn gì của bệnh nhân về thái độ phục vụ, tinh thần trách nhiệm. Đặc biệt, trong các đợt hiến máu nhân đạo, chị Vương cũng là người tiên phong, hầu như năm nào cũng tham gia”.

Trước đó, khi còn đang là sinh viên thực tập tại Trung tâm Y tế huyện Krông Pa, gặp trường hợp bệnh nhân bị sinh non cần gấp nhóm máu B, chị đã tình nguyện đăng ký hiến máu. Và chính những giọt máu hồng của chị đã cứu sống bệnh nhân. Sau lần đó chị thường xuyên đăng ký hiến máu nhân đạo để tăng nguồn dự trữ cho ngân hàng máu sống. Chị Vương bảo, cơ duyên đến với nghề của chị là do thích công việc y sĩ cứu người của bố mẹ. “Tôi thấy việc làm của tôi như vậy là đúng với trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp của ngành Y. Tôi cảm thấy hạnh phúc vì đã giúp mẹ con sản phụ được mẹ tròn con vuông”-chị tâm sự. Vừa chu toàn việc chăm sóc gia đình với chồng và 2 con, chị vừa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hàng ngày là theo dõi sức khỏe thai phụ và đỡ đẻ. Với sự tận tình hiếm thấy, nữ hộ sinh Nguyễn Thị Trưng Vương đã để lại dấu ấn đẹp trong lòng bệnh nhân và đồng nghiệp bằng tấm lòng cao cả, nhân ái, giàu đức hy sinh của mình. Nhận xét về tấm lòng từ đức của chị, sản phụ Kpă H’Ché (buôn Chính Đơn, xã Ia Mlah) nói: “Trong quá trình em nằm viện thì chị Vương rất nhiệt tình quan tâm giúp đỡ cho em. Giờ em đã được mẹ tròn con vuông, em cảm ơn chị nhiều lắm!”.

Đức Mạo

Có thể bạn quan tâm

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

(GLO)- Dốc toàn tâm toàn lực cứu chữa cho bệnh nhân nhưng chỉ vì một vài lý do khách quan nào đấy, các bác sĩ, nhân viên y tế lại bị chính bệnh nhân hay người thân của họ hành hung. Đấy là nỗi ám ảnh mà những ai từng trải qua sẽ không thể nào quên.
Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Thấy chùm quả lạ, 5 em nhỏ đã hái và chia nhau ăn. Ngay sau khi ăn chùm quả lạ này, các em xuất hiện tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn. Quả lạ gây ngộ độc được xác định là hạt thầu dầu. Độc tố trong hạt thầu dầu được xác định rất độc, trẻ em ăn 3 – 4 quả thậm chí có nguy cơ tử vong.
Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Ban đầu chỉ từ các triệu chứng lo lắng, đau đầu nhiều, sốt cao liên tục, khó tiếp xúc, bác sĩ phát hiện bệnh nhân mắc bệnh viêm não hiếm gặp. Bệnh nhân trải qua thời gian nằm viện, điều trị dài kỉ lục, với gần 5 tháng quyết tâm, không nản lòng của cả thầy thuốc, thân nhân đã mang lại sự hồi phục cho cô gái trẻ.
Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não là một thuật ngữ thường dùng để mô tả một nhóm các tình trạng bệnh mạn tính ảnh hưởng đến vận động và sự phối hợp cơ bắp. Bại não do các tổn thương một hoặc nhiều vùng của não, thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi trước, trong hoặc sau sinh một thời gian ngắn hay trong thời kỳ trẻ nhỏ.
Hạ cholesterol từ bí đỏ

Hạ cholesterol từ bí đỏ

Cholesterol tích tụ nhiều trong cơ thể có thể gây xơ vữa động mạch, dẫn đến bệnh tim mạch. Dùng nước uống từ bí đỏ có tác dụng kiểm soát cholesterol.
Những thầy thuốc tận tâm với nghề

Những thầy thuốc tận tâm với nghề

(GLO)- Bằng tấm lòng thương yêu người bệnh, các cán bộ y tế xã Ia Rsươm (huyện Krông Pa) đang ngày ngày cần mẫn giúp đồng bào nghèo nơi đây xua đuổi bóng ma bệnh tật và chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho người dân.