Tăng cường biện pháp phòng-chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết gây ra trên địa bàn, UBND tỉnh đã có công văn yêu cầu các cấp, các ngành và các địa phương phối hợp với ngành Y tế tăng cường biện pháp phòng-chống bệnh. Dịp này, P.V Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với ông ĐINH HÀ NAM-Phó Giám đốc Sở Y tế Gia Lai xoay quanh vấn đề này.

* P.V: Thưa ông, ông có thể đánh giá tình hình bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng trên địa bàn tỉnh ta trong những năm gần đây, đặc biệt là từ đầu năm 2015 đến nay?

- Ông ĐINH HÀ NAM: Tình hình bệnh sốt xuất huyết, chúng tôi ghi nhận được năm 2010 có trên 3.500 ca mắc và 2 ca tử vong; năm 2011 có 98 ca mắc và không có ca tử vong; năm 2012 thì có 663 ca mắc và 2 ca tử vong; năm 2013 có đến 1.814 ca và có 2 ca tử vong, 2014 có 290 ca mắc và từ đầu năm đến nay ghi nhận 15 ca mắc bệnh sốt xuất huyết.

Tóm lại diễn biến bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Gia Lai có diễn biến không ổn định, bệnh có thể bùng phát bất kỳ thời điểm nào. Do đó, phòng-chống bệnh chủ động vẫn là biện pháp dự phòng tốt nhất để tránh bệnh xảy ra trên diện rộng.

Còn đối với bệnh tay chân miệng, chúng tôi ghi nhận đầu tiên năm 2012 có 624 ca, 2013 là 349 ca, 2014 là 336 ca và từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 77 ca. Trong những năm qua, bệnh tay chân miệng đã xuất hiện ở 17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, lứa tuổi mắc chủ yếu là dưới 5 tuổi. Nguồn bệnh là người bệnh, người mang vi rút không triệu chứng, lây truyền qua đường tiêu hóa như nước uống, bàn tay của trẻ hoặc của người chăm sóc trẻ, đặc biệt là đồ chơi và vật dụng hàng ngày bị nhiễm vi rút từ phân hoặc dịch nốt phỏng, vết loét, dịch tiết đường hô hấp, nước bọt... Cũng như bệnh sốt xuất huyết, bệnh này diễn biến không ổn định, cần tăng cường công tác dự phòng trong thời gian tới.

* P.V: Nhằm góp phần phòng, chống bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng theo chỉ đạo của UBND tỉnh, ngành Y tế đã có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả phòng, chống cũng như khống chế các bệnh này khi có tình huống xấu xảy ra?

 

Cấp màn Llins cho cộng đồng. Ảnh: Minh Nguyễn
Cấp màn Llins cho cộng đồng. Ảnh: Minh Nguyễn

- Ông ĐINH HÀ NAM: Chúng tôi đã có kế hoạch chuẩn bị cho các tuyến, từ tuyến tỉnh, tuyến huyện và xã về công tác phòng-chống bệnh dịch nói chung, đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng. Trong kế hoạch này có cả việc tăng cường nhân lực và máy móc, phương tiện, hóa chất.

Cụ thể là, các đội phòng chống cơ động ở các tuyến được trang bị các máy móc phun diệt muỗi và khi có tình huống xảy ra thì các lực lượng này vào cuộc để lấy máu xét nghiệm. Trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện tại chúng tôi ghi nhận có 11 xã trọng điểm. Đối với các xã này, hàng tháng chúng tôi đều cử lực lượng xuống giám sát mật độ muỗi, giám sát mật độ loăng quăng để có biện pháp xử lý kịp thời và giám sát chặt ca bệnh. Thậm chí chỉ cần xuất hiện 1 ca bệnh là chúng tôi đã phải vào cuộc ngay để điều tra véc-tơ hỗ trợ, chẩn đoán và điều trị cho các tuyến. Đơn cử như ở huyện Đak Đoa, thời điểm cật Tết ghi nhận 4 ca mắc bệnh sốt xuất huyết thì tất cả lực lượng dự phòng và lãnh đạo Sở xuống tận nơi kiểm tra đưa ra các biện pháp khống chế nhanh gọn.

Còn về biện pháp phòng-chống bệnh sốt xuất huyết là làm giảm nguồn sinh sản của véc-tơ lăng quăng/bọ gậy Aedes phát triển ở các dụng cụ chứa nước trong nhà. Do vậy, cần xử lý các dụng cụ chứa nước, vệ sinh môi trường loại trừ ổ bọ gậy, diệt trứng muỗi Aedes aegypti, Aedes albopictus.

Đối với bệnh tay chân miệng thì chủ yếu nằm ở khâu vệ sinh cá nhân. Từ năm 2012, chúng tôi đã triển khai rất nhiều biện pháp để phòng-chống như: Tập huấn đối với lực lượng giáo viên mầm non, mẫu giáo ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố về bệnh tay chân miệng và cách phòng-chống bệnh ở các lớp học; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Lực lượng chuyên môn thì giám sát chặt chẽ từng ca bệnh. Khi ở bất cứ đâu có ca bệnh thì lực lượng này có mặt kịp thời để hướng dẫn cách ly ca bệnh, tránh lây lan nhiều cho các cháu. Bệnh tay chân miệng chủ yếu là vệ sinh cá nhân nên ngoài việc tập huấn về chuyên môn, chúng tôi còn tổ chức phân độ để phân tuyến. Ví dụ độ 1 và độ 2A thì điều trị ở tuyến cơ sở, độ 2B trở lên thì bắt buộc phải lên tuyến tỉnh.

 

Tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi. Ảnh: Như Nguyện
Tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi. Ảnh: Như Nguyện

* P.V: Vậy theo ông đâu là yếu tố then chốt trong việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe cho người dân và cộng đồng, nhất là trong các trường mầm non, tiểu học?

- Ông ĐINH HÀ NAM: Cái yếu tố then chốt ở đây quan trọng nhất vẫn là hiểu biết của cộng đồng đối với 2 bệnh này. Bởi vì 2 bệnh này có chống được hay không chính là do người dân chủ động bảo vệ mình trước. Đối với bệnh sốt xuất huyết thì người dân phải ngủ màn, tránh muỗi đốt bằng các biện pháp bảo hộ cá nhân; bệnh tay chân miệng thì cần chủ động vệ sinh cá nhân tránh lây lan trong cộng đồng. Với 2 bệnh này hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu nên ngoài sự chủ động của người dân trong việc phòng-chống bệnh thì lực lượng y tế cũng thường xuyên giám sát ca bệnh, giám sát các khu trọng điểm và thường xuyên có những buổi tuyên truyền vận động cho người dân nâng cao hiểu biết về bệnh để phòng-chống cho mình. Khi có tình huống xấu xảy ra thì lực lượng y tế mới là lực lượng nòng cốt về công tác phòng-chống dịch bệnh.

Minh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

(GLO)- Dốc toàn tâm toàn lực cứu chữa cho bệnh nhân nhưng chỉ vì một vài lý do khách quan nào đấy, các bác sĩ, nhân viên y tế lại bị chính bệnh nhân hay người thân của họ hành hung. Đấy là nỗi ám ảnh mà những ai từng trải qua sẽ không thể nào quên.
Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Thấy chùm quả lạ, 5 em nhỏ đã hái và chia nhau ăn. Ngay sau khi ăn chùm quả lạ này, các em xuất hiện tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn. Quả lạ gây ngộ độc được xác định là hạt thầu dầu. Độc tố trong hạt thầu dầu được xác định rất độc, trẻ em ăn 3 – 4 quả thậm chí có nguy cơ tử vong.
Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Ban đầu chỉ từ các triệu chứng lo lắng, đau đầu nhiều, sốt cao liên tục, khó tiếp xúc, bác sĩ phát hiện bệnh nhân mắc bệnh viêm não hiếm gặp. Bệnh nhân trải qua thời gian nằm viện, điều trị dài kỉ lục, với gần 5 tháng quyết tâm, không nản lòng của cả thầy thuốc, thân nhân đã mang lại sự hồi phục cho cô gái trẻ.
Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não là một thuật ngữ thường dùng để mô tả một nhóm các tình trạng bệnh mạn tính ảnh hưởng đến vận động và sự phối hợp cơ bắp. Bại não do các tổn thương một hoặc nhiều vùng của não, thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi trước, trong hoặc sau sinh một thời gian ngắn hay trong thời kỳ trẻ nhỏ.
Hạ cholesterol từ bí đỏ

Hạ cholesterol từ bí đỏ

Cholesterol tích tụ nhiều trong cơ thể có thể gây xơ vữa động mạch, dẫn đến bệnh tim mạch. Dùng nước uống từ bí đỏ có tác dụng kiểm soát cholesterol.
Những thầy thuốc tận tâm với nghề

Những thầy thuốc tận tâm với nghề

(GLO)- Bằng tấm lòng thương yêu người bệnh, các cán bộ y tế xã Ia Rsươm (huyện Krông Pa) đang ngày ngày cần mẫn giúp đồng bào nghèo nơi đây xua đuổi bóng ma bệnh tật và chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho người dân.