Từ ngày 2-10, bắt đầu chiến dịch tiêm vắc xin sởi-rubella cho trẻ từ 1 đến 14 tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cùng cả nước, tỉnh Gia Lai sẽ tổ chức Chiến dịch tiêm phòng vắc xin sởi-rubella cho trẻ em từ 1 đến 14 tuổi. Các thông tin liên quan đến chiến dịch này, được ông ĐINH HÀ NAM- Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết:

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm trên thế giới có khoảng 36,5 đến 45 triệu trường hợp mắc bệnh sởi và khoảng trên 1 triệu trường hợp chết do sởi. Còn tại Gia Lai, 9 tháng qua, có 75 bệnh nhân sốt phát ban nghi sởi-rubella, nhưng không có trường hợp tử vong.

Rubella là bệnh truyền nhiễm gây dịch do vi rút rubella gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp với các triệu chứng sốt, phát ban, sưng hạch bạch huyết... Mặc dù bệnh rubella ở trẻ em thường là nhẹ, ít biến chứng nhưng nếu người mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì có thể gây ra sảy thai, thai chết lưu, hội chứng rubella bẩm sinh và nhiễm rubella bẩm sinh.

Căn cứ vào tình hình dịch sởi, rubella tại Việt Nam và tiến tới mục tiêu loại trừ bệnh sởi- rubella trong tương lai, Bộ Y tế triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi-rubella cho trẻ em từ 1 đến 14 tuổi. Mục tiêu đạt tỷ lệ trên 95% trẻ trong độ tuổi được tiêm. Đây là khối cảm nhiễm lớn, sẽ góp phần cắt đứt sự lan truyền của vi rút sởi và rubella, sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc 2 bệnh này.

 

Ông Đinh Hà Nam-Phó Giám đốc Sở Y tế. Ảnh: Đức Phương
Ông Đinh Hà Nam-Phó Giám đốc Sở Y tế. Ảnh: Đức Phương

- P.V:  Tỉnh ta sẽ triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi-rubenla như thế nào, thưa ông?

Ông Đinh Hà Nam: Tỉnh đã hoàn thành tổ chức Hội nghị triển khai chiến dịch cấp tỉnh, cấp huyện và tập huấn chuyên môn nghiệp vụ của chiến dịch cho 100% trạm Y tế trên địa bàn tỉnh. Các tài liệu tuyên truyền về chiến dịch đã được cấp phát để các Trạm Y tế tuyên truyền, truyền thông cho người dân.

Chiến dịch sẽ tiêm cho trẻ từ 1 tuổi đến 14 tuổi, cụ thể: là những trẻ sinh ra trong năm 2000 đến tháng 8-2013, nếu trẻ sinh trước năm 2000 mà học cùng lớp thì cũng tiêm trong chiến dịch. Dự kiến số trẻ tiêm là 486.500 cháu. Tiêm thành 3 đợt: đợt I tiêm cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi trong tháng 10-2014; đợt II tiêm cho trẻ từ 6 đến 10 tuổi trong tháng 11 và 12-2014 và đợt III tiêm cho trẻ từ 11 đến 14 tuổi trong tháng 1 và 2-2015. Ngày 2-10-2014, tổ chức tiêm đầu tiên tại 5 xã phía Nam của huyện Krông Pa.

Ngành Y tế sẽ tổ chức điểm tiêm tại Trạm Y tế, tại các trường học và các điểm tiêm chủng lưu động trong cộng đồng. Mỗi điểm có tối thiểu 2 nhân viên y tế, trong đó có ít nhất 1 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên. Dự kiến toàn tỉnh có khoảng 935 điểm tiêm. Tổ chức tiêm theo hình thức cuốn chiếu: xong điểm tiêm này chuyển qua điểm tiêm khác, không tổ chức đồng loạt nhiều nơi tiêm cùng một lúc.

Theo kế hoạch, ngày 30-9-2014, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh nhận 150.000 liều vắc xin sởi-rubella do Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên cấp để tiêm đợt I. Vắc xin sẽ được cấp theo đợt để đảm bảo an toàn bảo quản theo dây chuyền lạnh của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên.

Đến nay, các Trạm Y tế trên địa bàn tỉnh đã nhận được bơm kim tiêm, hộp an toàn (hộp bỏ kim đã tiêm, lọ vắc xin hết để đốt khi đầy hộp). Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh đã ứng trước gần 40 triệu đồng để mua hộp chống sốc gồm: thuốc chống sốc và các dụng cụ đi kèm, để cấp cho các điểm tiêm.

 

Tiêm vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ. Ảnh: Đức Phương
Tiêm vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ. Ảnh: Đức Phương

- P.V: Trong quá trình tiêm cho trẻ, các cán bộ y tế cần phải lưu ý điều gì?

Ông Đinh Hà Nam: Để đảm bảo an toàn cho trẻ, trước khi tiêm chủng, cán bộ y tế phải tư vấn cho gia đình, người được tiêm chủng về tác dụng, lợi ích của việc sử dụng vắc xin và những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng; khám sàng lọc cho người được tiêm chủng theo quy định.

Trong khi tiêm phải thực hiện tiêm chủng theo đúng chỉ định và các quy định về tiêm an toàn.

Sau khi tiêm chủng, người được tiêm chủng phải ở lại cơ sở tiêm chủng tối thiểu 30 phút để theo dõi. Cán bộ y tế phải hướng dẫn và phối hợp với gia đình hoặc người được tiêm chủng cách theo dõi và chăm sóc trẻ tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm.

- P.V: Vắc xin sởi-rubella có gây sốt cho trẻ không? Ngành Y tế đã chuẩn bị phương án xử lý với trường hợp trẻ có thể bị sốc do tiêm chủng, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa?

Ông Đinh Hà Nam: Vắc xin sởi-rubella cũng như các vắc xin loại tiêm khác đều có phản ứng miễn dịch của cơ thể gồm tại chỗ và toàn thân. Phản ứng tại chỗ như ngứa, đau, sưng và hoặc đỏ ở chỗ tiêm; phản ứng toàn thân như sốt 1-3 ngày đôi khi có nổi ban giống như sởi. Nếu trẻ bị sốt cao (trên 38,5oc) thì phải dùng thuốc hạ sốt. Nhưng nếu sốt kéo dài quá 3 ngày thì phải cho trẻ đi khám vì có thể sốt đó không phải do tiêm.

Ngành Y tế tỉnh đã triển khai hộp chống sốc tại các điểm tiêm; điểm cấp cứu đặt tại xã trung tâm nhất trong các xã thực hiện cùng đợt chiến dịch được trang bị phương tiện vận chuyển bệnh nhân, phương tiệm chống sốc, cán bộ y tế có kinh nghiệm xử lý sốc phản vệ của bệnh viện huyện, trực 24/24 giờ trong suốt thời gian triển khai chiến dịch. Các bệnh viện chuẩn bị sẵn các phương án cấp cứu khi có trường hợp bị phản ứng sau tiêm chuyển đến. Sở Y tế đã thông báo số điện thoại trực lãnh đạo của Bệnh viện Đa khoa tỉnh để các đơn vị tuyến dưới liên hệ khi cần hỗ trợ. Bệnh viện Đa khoa tỉnh thành lập 01 đội cấp cứu ngoài viện để hỗ trợ các đơn vị kịp thời.

- P.V:  Đối với trẻ đã tiêm dịch vụ 2 loại vắc xin kể trên thì có tiêm lần này nữa hay không?

Ông Đinh Hà Nam: Tất cả trẻ đã tiêm 2 loại vắc xin sởi và rubella trước đây thì vẫn tiêm trong đợt này, trừ trẻ mới tiêm trong vòng 1 tháng tính đến ngày tiêm của chiến dịch thì tạm ngừng tiêm đợt này.

Để chiến dịch thành công, chúng tôi cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong vận động tuyên truyền người dân ủng hộ chiến dịch. Nhất là Hội Phụ nữ các cấp vận động, động viên người mẹ hiểu được lợi ích của tiêm vắc xin, phản ứng phụ có thể xảy ra sau tiêm và độ an toàn của vắc xin. Đối với chiến dịch này đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, huyện với đầy đủ thành phần và tổ chức Hội nghị triển khai chiến dịch một cách mạnh mẽ, phân công nhiệm vụ rõ ràng.

 

- P.V: Xin cảm ơn ông!

Đức Phương (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

(GLO)- Dốc toàn tâm toàn lực cứu chữa cho bệnh nhân nhưng chỉ vì một vài lý do khách quan nào đấy, các bác sĩ, nhân viên y tế lại bị chính bệnh nhân hay người thân của họ hành hung. Đấy là nỗi ám ảnh mà những ai từng trải qua sẽ không thể nào quên.
Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Thấy chùm quả lạ, 5 em nhỏ đã hái và chia nhau ăn. Ngay sau khi ăn chùm quả lạ này, các em xuất hiện tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn. Quả lạ gây ngộ độc được xác định là hạt thầu dầu. Độc tố trong hạt thầu dầu được xác định rất độc, trẻ em ăn 3 – 4 quả thậm chí có nguy cơ tử vong.
Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Ban đầu chỉ từ các triệu chứng lo lắng, đau đầu nhiều, sốt cao liên tục, khó tiếp xúc, bác sĩ phát hiện bệnh nhân mắc bệnh viêm não hiếm gặp. Bệnh nhân trải qua thời gian nằm viện, điều trị dài kỉ lục, với gần 5 tháng quyết tâm, không nản lòng của cả thầy thuốc, thân nhân đã mang lại sự hồi phục cho cô gái trẻ.
Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não là một thuật ngữ thường dùng để mô tả một nhóm các tình trạng bệnh mạn tính ảnh hưởng đến vận động và sự phối hợp cơ bắp. Bại não do các tổn thương một hoặc nhiều vùng của não, thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi trước, trong hoặc sau sinh một thời gian ngắn hay trong thời kỳ trẻ nhỏ.
Hạ cholesterol từ bí đỏ

Hạ cholesterol từ bí đỏ

Cholesterol tích tụ nhiều trong cơ thể có thể gây xơ vữa động mạch, dẫn đến bệnh tim mạch. Dùng nước uống từ bí đỏ có tác dụng kiểm soát cholesterol.
Những thầy thuốc tận tâm với nghề

Những thầy thuốc tận tâm với nghề

(GLO)- Bằng tấm lòng thương yêu người bệnh, các cán bộ y tế xã Ia Rsươm (huyện Krông Pa) đang ngày ngày cần mẫn giúp đồng bào nghèo nơi đây xua đuổi bóng ma bệnh tật và chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho người dân.