Kon Tum: Một bệnh nhân có dấu hiệu bị vi khuẩn ăn thịt người tấn công

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 31-5-2013, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum xác nhận, bệnh nhân nữ nghi có dấu hiệu bị vi khuẩn ăn thịt người tấn công hiện đã dần giảm sốc.

Bệnh nhân Y Jũng đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Kon Tum. Ảnh: Ngọc Linh
Bệnh nhân Y Jũng đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Kon Tum. Ảnh: Ngọc Linh

Bệnh nhân Y Jũng (57 tuổi, cư trú thôn 9, xã Đak La, huyện Đak Hà, Kon Tum) nhập viện ngày 15-5 trong tình trạng sốc nhiễm trùng nặng, viêm hoại tử lan tỏa từ khớp gối xuống hết bàn chân phải, toàn bộ cẳng chân phải sưng nề, da đổi màu tím như quả sim, cẳng chân sưng đau, bệnh nhân kêu la đau dữ dội.

Trước đó, bệnh nhân có biểu hiện sốt, sau đó cẳng chân phải bắt đầu bị sưng nề và lan ra khắp cẳng chân, khớp cổ chân và bàn chân.

Sau khi khám chẩn đoán bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật rạch giải áp, điều trị tích cực tuy nhiên tình trạng sốc nhiễm trùng và hoại tử cơ cẳng chân phải không thuyên giảm, da đổi màu từ tím sang màu trắng bợt, trên da xuất hiện nhiều bóng nước rồi vỡ ra làm lộ lớp cơ dưới da, tổn thương lan dần lên khớp gối và đùi phải, tổn thương vẫn lan dần qua khớp gối và lên trên mặt sau đùi…

Hiện bệnh nhân nằm điều trị hồi sức tại phòng 5-Khoa Ngoại chấn thương Bệnh viện Đa khoa Kon Tum đã được 10 ngày, tình trạng sốc giảm dần, tuy nhiên tổn thương ở chân phải ngày càng nặng, chưa thoát khỏi tình trạng sốc và nhiễm khuẩn huyết, hoại tử toàn bộ da cẳng chân phải, da bong ra từng mạng như rộp do phỏng và chưa thấy dấu hiệu phục hồi.

Theo bác sĩ Hồ Ngọc Linh-Trưởng Khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum thì, chị Y Jũng bị "vi khuẩn ăn thịt người" tấn công.

“Vi khuẩn ăn thịt người” thực chất là các ca nhiễm trùng huyết do khuẩn Aeromonas Hydropila gây ra. Chúng gây hoại tử nhanh chóng các tổ chức viêm nên được mệnh danh là "vi khuẩn ăn thịt người".

Ban đầu khi siêu âm cho bệnh nhân tôi nghĩ rằng đó là bệnh viêm mô tế bào có biến chứng huyết khối tĩnh mạch nhưng qua theo dõi chân tướng “vi khuẩn ăn thịt người” đã lộ diện ngày càng rõ.

Đây là bệnh lý ít gặp ở người nhưng nhiễm trùng huyết do Aeromonas Hydrophila là thể bệnh rất nặng. Trước đây, tỷ lệ tử vong có thể tới gần 100%. Ngày nay, nhờ những tiến bộ về hồi sức nên có thể hạn chế được phần nào tỷ lệ tử vong.

Bệnh lý hiếm gặp nên người ta ít nghĩ đến bệnh do nguyên nhân này, vì thế dễ bỏ qua. Trong khi đó, bệnh diễn biến rất nhanh, bệnh nhân hoại tử nhiều, dễ sốc nặng dẫn đến suy đa tạng, đe dọa tính mạng.

Nếu được phát hiện sớm, điều trị kháng sinh sẽ đáp ứng tốt. Tuy nhiên, dù khỏi, người bệnh vẫn có thể chịu nhiều di chứng do hoại tử các tổ chức. Theo các chuyên gia y tế, điều đáng lo ngại là đến nay vẫn chưa xác định được yếu tố lây nhiễm vi khuẩn này trong các ca bệnh tại Việt Nam.

Đây không phải là bệnh lạ, lần đầu xuất hiện ở Việt Nam nhưng là bệnh hiếm gặp, Việt Nam cũng chưa ghi nhận trường hợp nào nào bị cắt cụt chân, tay như ở Mỹ nên người dân khi đi tắm biển, hồ bơi… Và không phải ai có vết thương hở xuống vùng nước bẩn cũng bị “vi khuẩn ăn thịt người” tấn công nên người dân không nên quá hoang mang, đặc biệt là trong mùa hè, nhu cầu đi bơi nhiều.

Bác sĩ khuyến cáo người dân nếu có vết thương, bị xây xát không nên tiếp xúc với nguồn nước bẩn. Đối với người bắt buộc phải làm việc thường xuyên trong môi trường nước bẩn, tốt nhất nên có trang bị phòng hộ phù hợp. Nếu có dấu hiệu sưng nề, hoại tử ở vùng có vết thương sau khi tiếp xúc nước bẩn thì cần đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Được biết, nhà chị Y Jũng rất nghèo, chồng chết sớm. Bệnh nhân có 5 người con nhưng hoàn cảnh cũng rất khó khăn trong khi chi phí điều trị khá tốn kém. Các bác sỹ mong các tấm lòng hảo tâm quan tâm giúp đỡ chị Y Jũng vượt qua cơn hiểm nghèo.

Ngọc Linh

Có thể bạn quan tâm

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

(GLO)- Dốc toàn tâm toàn lực cứu chữa cho bệnh nhân nhưng chỉ vì một vài lý do khách quan nào đấy, các bác sĩ, nhân viên y tế lại bị chính bệnh nhân hay người thân của họ hành hung. Đấy là nỗi ám ảnh mà những ai từng trải qua sẽ không thể nào quên.
Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Thấy chùm quả lạ, 5 em nhỏ đã hái và chia nhau ăn. Ngay sau khi ăn chùm quả lạ này, các em xuất hiện tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn. Quả lạ gây ngộ độc được xác định là hạt thầu dầu. Độc tố trong hạt thầu dầu được xác định rất độc, trẻ em ăn 3 – 4 quả thậm chí có nguy cơ tử vong.
Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Ban đầu chỉ từ các triệu chứng lo lắng, đau đầu nhiều, sốt cao liên tục, khó tiếp xúc, bác sĩ phát hiện bệnh nhân mắc bệnh viêm não hiếm gặp. Bệnh nhân trải qua thời gian nằm viện, điều trị dài kỉ lục, với gần 5 tháng quyết tâm, không nản lòng của cả thầy thuốc, thân nhân đã mang lại sự hồi phục cho cô gái trẻ.
Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não là một thuật ngữ thường dùng để mô tả một nhóm các tình trạng bệnh mạn tính ảnh hưởng đến vận động và sự phối hợp cơ bắp. Bại não do các tổn thương một hoặc nhiều vùng của não, thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi trước, trong hoặc sau sinh một thời gian ngắn hay trong thời kỳ trẻ nhỏ.
Hạ cholesterol từ bí đỏ

Hạ cholesterol từ bí đỏ

Cholesterol tích tụ nhiều trong cơ thể có thể gây xơ vữa động mạch, dẫn đến bệnh tim mạch. Dùng nước uống từ bí đỏ có tác dụng kiểm soát cholesterol.
Những thầy thuốc tận tâm với nghề

Những thầy thuốc tận tâm với nghề

(GLO)- Bằng tấm lòng thương yêu người bệnh, các cán bộ y tế xã Ia Rsươm (huyện Krông Pa) đang ngày ngày cần mẫn giúp đồng bào nghèo nơi đây xua đuổi bóng ma bệnh tật và chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho người dân.