Lạm dụng truyền dịch - Lợi bất cập hại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
“Dạo này người hơi ốm, mệt mỏi quá, có khi hôm nào phải đi truyền chai đạm”. Bạn có thể nghe câu than thở này ở bất cứ đâu. Truyền để hạ sốt. Truyền để đẹp da. Thậm chí hễ nghe ai ốm là tức khắc có người hỏi "ốm lâu thế, truyền chưa"?

Đi truyền dịch có vẻ là phương pháp chữa bệnh rẻ, nhanh, dễ thực hiện mà chả cần khám chữa hay xét nghiệm gì nên dường như ai cũng thích. Hiệu quả có thấy hay không không cần biết. Nhưng ít nhất là đạm, vitamin vào thẳng người thì thiệt đi đâu được?
Mà thích nhất là lối chữa bệnh ấy, khỏi phải xếp hàng đợi, trung tâm y tế cũng được, phòng khám tư cũng được, mời y tá đến nhà cũng được. Mà thậm chí, mấy cô giúp việc có thâm niên chăm người ốm lâu năm ở bệnh viện cũng làm được. Truyền dịch rút cục có thực là đơn giản?
Không phải bác sĩ nào cũng có thể trả lời đúng và đầy đủ về kỹ thuật truyền dịch, điều đó chứng tỏ truyền dịch không phải cứ thích là làm được.
Khi được truyền dịch, điều đó có nghĩa là bạn đã được xét nghiệm kiểm tra xem cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất nào, thiếu bao nhiêu, cần bổ sung bao nhiêu, trong thời gian bao lâu.
Do đó, nếu không hiểu đầy đủ, bạn sẽ cứ truyền và cơ thể cứ đào thải những thứ bạn “đổ” vào nó. Lãng phí, không hiệu quả và bạn có thể nhận thêm những biến chứng có thể xảy ra.
Dịch truyền là loại dung dịch có chứa nhiều chất khác nhau. Dịch truyền có thể dùng tiêm chậm hoặc tiêm truyền trực tiếp vào tĩnh mạch bệnh nhân. Với đa phần là nước cất, người ta có thể dùng thêm một số loại dung môi hòa tan khác nhau tùy theo các dược chất có trong dịch truyền.
Có hai loại dịch truyền chính: một là bổ sung dinh dưỡng ngoài tiêu hóa, dùng cho những người không ăn được; hai là loại dùng để bù đắp những thiếu hụt mất máu, mất nước, bị bỏng nặng hay bị choáng.
Dịch truyền có tác dụng đào thải độc tố trong cơ thể. Tuy nhiên, việc truyền dịch cũng gây biến chứng như sốc phản vệ. Cơ thể là một khối thống nhất hoàn hảo, do đó, nếu việc tiêm truyền không phù hợp sẽ gây các rối loạn khó xét đoán.
Tác dụng của dịch truyền
Dịch truyền có tác dụng cung cấp nước và chất điện giải cho cơ thể; tái lập cân bằng kiềm toan; cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng; thay thế máu.
Ngoài ra, người ta còn dùng dịch truyền chứa kháng sinh trong trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng. Như vậy, dịch truyền là dạng thuốc rất cần thiết trong các trường hợp bệnh nặng hoặc cấp cứu, khi người bệnh không thể uống thuốc.
Khi nào cần truyền dịch?
Dịch truyền được sử dụng để nuôi ăn trong trường hợp bệnh nhân không thể ăn hoặc hấp thu các chất dinh dưỡng qua đường tiêu hóa. Việc bù đường, muối và các chất điện giải chỉ nên tiến hành khi hàm lượng những chất này trong máu thấp hơn mức cho phép. Bác sĩ thường dựa vào kết quả xét nghiệm để quyết định có truyền dịch hay không.
Trong một số trường hợp, tuy chưa có kết quả xét nghiệm nhưng thầy thuốc vẫn phải truyền dịch cho bệnh nhân: Trước và sau khi phẫu thuật, khi người bệnh bị mất nước, mất máu, suy dinh dưỡng nặng, ngộ độc.
Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

(GLO)- Dốc toàn tâm toàn lực cứu chữa cho bệnh nhân nhưng chỉ vì một vài lý do khách quan nào đấy, các bác sĩ, nhân viên y tế lại bị chính bệnh nhân hay người thân của họ hành hung. Đấy là nỗi ám ảnh mà những ai từng trải qua sẽ không thể nào quên.
Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Thấy chùm quả lạ, 5 em nhỏ đã hái và chia nhau ăn. Ngay sau khi ăn chùm quả lạ này, các em xuất hiện tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn. Quả lạ gây ngộ độc được xác định là hạt thầu dầu. Độc tố trong hạt thầu dầu được xác định rất độc, trẻ em ăn 3 – 4 quả thậm chí có nguy cơ tử vong.
Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Ban đầu chỉ từ các triệu chứng lo lắng, đau đầu nhiều, sốt cao liên tục, khó tiếp xúc, bác sĩ phát hiện bệnh nhân mắc bệnh viêm não hiếm gặp. Bệnh nhân trải qua thời gian nằm viện, điều trị dài kỉ lục, với gần 5 tháng quyết tâm, không nản lòng của cả thầy thuốc, thân nhân đã mang lại sự hồi phục cho cô gái trẻ.
Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não là một thuật ngữ thường dùng để mô tả một nhóm các tình trạng bệnh mạn tính ảnh hưởng đến vận động và sự phối hợp cơ bắp. Bại não do các tổn thương một hoặc nhiều vùng của não, thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi trước, trong hoặc sau sinh một thời gian ngắn hay trong thời kỳ trẻ nhỏ.
Hạ cholesterol từ bí đỏ

Hạ cholesterol từ bí đỏ

Cholesterol tích tụ nhiều trong cơ thể có thể gây xơ vữa động mạch, dẫn đến bệnh tim mạch. Dùng nước uống từ bí đỏ có tác dụng kiểm soát cholesterol.
Những thầy thuốc tận tâm với nghề

Những thầy thuốc tận tâm với nghề

(GLO)- Bằng tấm lòng thương yêu người bệnh, các cán bộ y tế xã Ia Rsươm (huyện Krông Pa) đang ngày ngày cần mẫn giúp đồng bào nghèo nơi đây xua đuổi bóng ma bệnh tật và chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho người dân.