Xét xử vụ cán bộ huyện hủy hoại rừng ở Phú Yên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 15-8, TAND tỉnh Phú Yên mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hủy hoại rừng xảy ra tại xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân (Phú Yên).

Bốn bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Phạm Xuân Trình (41 tuổi, ở xã Xuân Quang), Huỳnh An Khương (37 tuổi, ở TT.La Hai, cán bộ Phòng TN-MT H.Đồng Xuân), La O Kính (39 tuổi, ở Xuân Quang 1) và La Lan Thập (32 tuổi, ở xã Phú Mỡ, cùng H.Đồng Xuân) bị Viện KSND tỉnh Phú Yên truy tố về tội hủy hoại rừng.

 

Các bị cáo thứ tự từ trái qua, gồm: Phạm Xân Trình, La O Kính, Huỳnh Anh Khương và La Lan Thập tại phiên tòa sơ thẩm.
Các bị cáo thứ tự từ trái qua, gồm: Phạm Xân Trình, La O Kính, Huỳnh Anh Khương và La Lan Thập tại phiên tòa sơ thẩm.

Theo cáo trạng được đại diện Viện KSND tỉnh Phú Yên công bố, ngày 12-2-2013, UBND tỉnh Phú Yên ra quyết định số 318/QĐ-UBND thu hồi đất của Ban quản lý rừng phòng hộ H.Đồng Xuân, giao lại cho UBND các xã: Phú Mỡ, Xuân Lãnh và Xuân Quang 1 (H.Đồng Xuân) quản lý.

Tháng 5-2015, bị cáo Trình đã dùng tên các ông: La Lan Dư, La O Đấu, La Mo Mang (ở thôn Phú Tiến, xã Phú Mỡ), rồi nhờ Phạm Duy Long (em họ Trình), cán bộ địa chính xã Xuân Quang 1, lập hồ sơ đăng ký và xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng (gọi tắt là sổ đỏ đất rừng) đứng tên của ba người dân trên, để hợp thức hóa sổ đỏ đất rừng Bình Ấm thuộc tiểu khu 83 và 90 (xã Phú Mỡ).

Ông Đỗ Minh Tân, Trưởng công an H.Đồng Xuân và ông Nguyễn Thành Chung, cán bộ điều tra Công an H.Đồng Xuân đã tác động ông So Bếp, Chủ tịch UBND xã Phú Mỡ và ông La O Hoa, cán bộ địa chính xã Phú Mỡ, ký xác nhận, thủ tục niêm yết công khai 3 hồ sơ xin cấp sổ đỏ đất rừng đứng tên các ông: La Lan Dư, La O Đấu, La Mo Mang.

Ông Mai Xuân Lợi, cán bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (VPĐKQSDĐ) H.Đồng Xuân và ông Phan Văn Hóa, cán bộ Phòng TN-MT H.Đồng Xuân không kiểm tra hiện trạng, nhưng vẫn lập biên bản kiểm tra phản ánh không đúng thực tế hiện trạng rừng tại 2 tiểu khu trên để tham mưu cho lãnh đạo đơn vị xác nhận và hoàn tất các thủ tục của 3 hồ sơ này.

Ông Nguyễn Hồng Đức, Giám đốc VPĐKQSDĐ H.Đồng Xuân và ông Cao Thanh Lương, Trưởng phòng TN-MT H.Đồng Xuân không kiểm tra, thẩm định hồ sơ, đã xác nhận và trình UBND H.Đồng Xuân cấp sổ đỏ đất rừng đứng tên các ông: La Lan Dư, La O Đấu, La Mo Mang.

Để tiếp tục hợp thức hóa quyền sử dụng đất diện tích rừng Bình Ấm tại 2 tiểu khu nói trên, bị cáo Trình cùng bị cáo Khương thống nhất sẽ làm hồ sơ sổ đỏ đất rừng. Bị cáo Trình đã dùng tên của các ông: La Thanh Anh, La Lan Ninh, La Mo Hùng (ở xã Phú Mỡ) nhờ Phạm Duy Long lập hồ sơ cùng nhau đến UBND xã Phú Mỡ ký xác nhận.

Bị cáo Khương đã tác động nên La O Hóa, Chủ tịch UBND xã Phú Mỡ (ông Hóa thay ông Bếp) và ông La O Hoa, cán bộ Địa chính xã Phú Mỡ xác nhận, làm thủ tục niêm yết công khai, rồi đưa cho Khương.

Ngày 11-12-2013, bị cáo Khương nộp 3 hồ sơ đó vào bộ phận một cửa của Văn phòng ĐKQSDĐ H.Đồng Xuân, trực tiếp làm thủ tục cấp sổ đỏ đất rừng thuộc thẩm quyền cấp huyện.

Ngày 17-3-2013, UBND H.Đồng Xuân cấp 4 sổ đổ đất rừng đứng tên các ông: La Thanh Anh, La Lan Ninh, La Mo Hùng với diện tích hơn 83 ha, trong đó có hơn 14 ha rừng.

Sau đó, ngày 21-3-2014, bị cáo Trình lập khống hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ tên các ông: La Thanh Anh, La Lan Ninh, La Mo Hùng sang tên bị cáo Trình. Cuối tháng 3.2016, bị cáo Trình thuê hơn 29 nhân công vào phát dọn khu vực tiểu khu 90 rừng Bình Ấm mà bị cáo Trình đã làm khống hồ sơ cấp sổ đỏ đất rừng.

Do thấy bị cáo Trình tổ chức phá rừng nên bị cáo La O Kính rủ bị cáo La Lan Thập chiếm đất rừng Bình Ấm, thuê người vào tiêu khu 83 để phát dọn hơn 18 ha rừng.

Cáo trạng cũng xác định, ông Đỗ Minh Tân, Trưởng công an H.Đồng Xuân và ông Nguyễn Thành Chung, cán bộ điều tra Công an H.Đồng Xuân tác động chủ tịch UBND xã Phú Mỡ và cán bộ địa chính xã Phú Mỡ xác nhận hồ sơ cấp sổ đỏ rừng không đúng pháp luật, nhưng diện tích trong các sổ này là đất trống, không phải rừng nên hành vi gây thiệt hại trên diện tích đất này không có mối quan hệ nhân quả.

Tại phiên tòa sáng 15.8 vắng mặt 60 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nhân chứng trong vụ án, trong đó ông Đỗ Minh Tân cũng vắng mặt, mặc dù Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên đã có văn bản yêu cầu ông Tân có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của TAND tỉnh Phú Yên.

Phiên tòa dự kiến diễn ra đến ngày 17-8-2017.

Đức Huy/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Đak Pơ: Bắt nóng 6 đối tượng cướp tài sản

Đak Pơ: Bắt nóng 6 đối tượng cướp tài sản

(GLO)-

Theo nguồn tin của Báo Gia Lai, ngày 29-3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đak Pơ đã hoàn tất hồ sơ để khởi tố vụ án và chuyển Viện Kiểm sát cùng cấp phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với 6 đối tượng người dân tộc thiểu số phạm tội cướp tài sản.

Mẹ lãnh án vì giao xe cho con trai gây tai nạn chết người

Mẹ lãnh án vì giao xe cho con trai gây tai nạn chết người

(GLO)-

Sáng 27-3, Tòa án nhân dân huyện huyện Chư Prông đưa ra xét xử lưu động và tuyên phạt bị cáo Rơ Mah Pil (SN 1986, trú tại làng Tu, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội "Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ".

Shark Thủy vừa bị bắt là ai?

Shark Thủy vừa bị bắt là ai?

Ông Nguyễn Ngọc Thủy (tức shark Thủy) là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn giáo dục Egroup - một doanh nghiệp trải rộng trên nhiều lĩnh vực từ giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe đến thực phẩm.