"Trùm" giang hồ điều đàn em bắt cóc tống tiền tại Đà Nẵng sa lưới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có người thuê giải quyết mâu thuẫn nợ nần, Hoàng Đức Phúc điều đàn em xuống Đà Nẵng bắt cóc, tống tiền một người đàn ông với những ngón đòn dã man.
 

Đối tượng Hoàng Đức Phúc, kẻ chủ mưu vụ bắt cóc tống tiền ở Đà Nẵng.
Đối tượng Hoàng Đức Phúc, kẻ chủ mưu vụ bắt cóc tống tiền ở Đà Nẵng.

Ngày 1-12, nguồn tin từ Đội CSHS Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) xác nhận, lực lượng chức năng đã di lý đối tượng Hoàng Đức Phúc (39 tuổi), trú tỉnh Đắk Lắk về Đà Nẵng.

Phúc được xác định là kẻ chủ mưu huy động nhiều đàn em xuống Đà Nẵng bắt cóc, tống tiền anh Đ.C.H. (SN 1983), trú phường Xuân Hà, quận Thanh Khê vào ngày 27-7 vừa qua.

Nhóm này dàn cảnh dụ anh H. đến gặp để bàn chuyện thi công bảng quảng cáo. Sau đó, chúng chích roi điện, ép anh này viết giấy, buộc nhận món nợ gần 200 triệu đồng thay cho bạn rồi bắt cóc đi Huế.

Sợ hãi trước lời đe dọa, vợ anh H. đã đưa cho nhóm này số tiền 90 triệu đồng, vài hôm sau, chúng quay lại lấy thêm 98 triệu đồng thì bị bắt.

Đây là vụ án gây rúng động dư luận Đà Nẵng bởi sự táo tợn, côn đồ của nhóm đối tượng.

Vào cuộc điều tra, Đội CSHS Công an quận Thanh Khê đã bắt giữ toàn bộ 7 đàn em của Phúc, gồm: Hồ Văn Nhã (SN 1992, trú huyện Phong Điền), Trần Ngọc Quý (SN 1990), trú huyện Quảng Điền, cùng tỉnh Thừa Thiên - Huế); Ngô Duy Khương (SN 1992), Lâm Mạnh Cầm (SN 1993), Nguyễn Hữu Lợi (SN 1993) Nguyễn Hữu Hoàng (SN 1994), cùng trú Gia Lai và Lê Duy Khánh (SN 1990, trú Đắk Lắk).

Tuy nhiên, “trùm” Phúc đã lọc lõi trốn thoát.

Với quyết tâm cao độ bắt giữ đối tượng Phúc, lực lượng chức năng đã tiếp tục truy xét hành tung đối tượng. Hắn bị bắt vào ngày 29-11 tại một địa điểm ở tỉnh Đồng Nai.

Được biết, nguyên nhân Phúc đưa đàn em xuống Đà Nẵng bắt cóc tống tiền là do có người thuê giải quyết mâu thuẫn nợ nần.

Theo DSPL

Điều 135, Bộ luật hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản:

“1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

Có thể bạn quan tâm

Cần sớm có giải pháp thay thế xe công nông

Cần sớm có giải pháp thay thế xe công nông

(GLO)- Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29-6-2007 của Chính phủ quy định: “Từ ngày 1-1-2008, đình chỉ lưu hành toàn bộ ô tô đã hết niên hạn sử dụng, xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh. Trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị tịch thu, xử lý bán phế liệu, sung vào công quỹ”.