Đạo đức nghề nghiệp-nền tảng của hoạt động báo chí

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong bài viết có tính chất tổng kết hoạt động báo chí đầu năm 2017, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đánh giá: Trong năm 2016, từ mỗi thành tựu kinh tế-xã hội; mỗi sự kiện, việc làm góp phần cải thiện môi trường sinh sống và sự phát triển của nhân dân; mỗi điều tốt được nâng niu; mỗi con người cơ nhỡ được cưu mang giúp đỡ, tới nỗ lực của mỗi địa phương ngành nghề trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và mỗi cái xấu, mỗi hiện tượng tiêu cực bị phê phán, loại bỏ đều có vai trò của báo chí.
 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Báo chí ngày càng đi sâu vào mọi ngõ ngách của cuộc sống. Báo chí nước ta chưa bao giờ phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, hình thành nhiều loại hình báo chí và thông tin trên báo chí nhanh nhạy như hiện nay. Cả nước có đến 875 cơ quan báo chí, trong đó có đến 199 cơ quan có báo in, 658 tạp chí, 67 đài phát thanh-truyền hình, 105 báo, tạp chí điện tử, chưa kể nhiều trang thông tin tổng hợp khác. Riêng tại Gia Lai, ngoài 4 cơ quan báo chí của tỉnh (Báo Gia Lai, Đài Phát thanh-Truyền hình Gia Lai, Tạp chí Văn nghệ, Tạp chí Khoa học và Công nghệ) còn có 24 cơ quan và phóng viên thường trú. Đấy là chưa kể hàng chục phóng viên, cộng tác viên thường xuyên của một số báo. Báo chí đã phát hiện, cổ vũ nhiều mô hình kinh tế mới, những gương sáng trong lao động, sản xuất, cuộc sống. Báo chí đã thể hiện rõ quan điểm bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, cổ vũ cái thiện, phê phán cái ác, cái xấu; khơi dậy và cổ vũ các hoạt động từ thiện xã hội, các phong trào đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp, đấu tranh chống các thế lực phản động, bảo vệ Tổ quốc...

Bên cạnh những việc làm tích cực, hoạt động báo chí hiện nay cũng để lại nhiều điều tiếng xót xa, những hệ lụy khôn lường. Thông tin bùng nổ, cuộc chạy đua thông tin trên các báo song hành với việc thiếu kiểm chứng thông tin, độ tin cậy không cao khiến bạn đọc “rối tinh rối mù” về thông tin do báo chí cung cấp. Nhiều phóng viên, cộng tác viên vội vàng trong thu thập, truyền tải thông tin, thiếu kiểm chứng hoặc sao chép thông tin của nhau, cùng sai đồng loạt!

Đó là chưa kể tình trạng một số cơ quan báo chí tuyển phóng viên, cộng tác viên một cách dễ dãi, ban phát chức danh “phóng viên”, “nhà báo” cho một số người nhưng không trả lương, phụ cấp mà để họ “tự bơi”; không nắm rõ tư cách, đạo đức, hoạt động của họ. Điều này tất yếu dẫn tới việc xuất hiện những tác phẩm báo chí viết theo đơn đặt hàng, kém về chất lượng. Có người thiếu đạo đức nghề nghiệp dùng vài tin bài được đăng xem như “lá bùa”để lang thang từ địa phương này đến cơ quan khác kiếm sống. Đấy còn là tình trạng “đánh tập thể” có chủ đích; tạo dựng, nghe ngóng thông tin rồi chia sẻ cho nhau mà không nắm rõ sự việc.

Trên địa bàn Gia Lai đã có không ít trường hợp lợi dụng danh nghĩa báo chí vi phạm pháp luật, thậm chí có trường hợp trộm cắp tài sản của nhau khi đi công tác xuống cơ sở. Có người xem viết báo chỉ là “cần câu cơm”; viết lấy được, thổi phồng, tô vẽ để tin bài được đăng chứ sự thật chưa hẳn đã như vậy.

Cuối năm 2016, cùng với việc triển khai thực hiện Luật Báo chí 2016, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành 10 Quy định về đạo đức nghề nghiệp báo chí Việt Nam, có những quy định rất cụ thể, như nhà báo phải: “Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi. Bảo vệ công lý và lẽ phải. Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc...”. Tuy nhiên, để làm được điều này, đòi hỏi từng cơ quan báo chí phải không ngừng tìm kiếm các giải pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho người làm báo. Ví như, tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, phóng viên, nhân viên; thực hiện nghiêm Luật Báo chí 2016; thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho người làm báo. Hội Nhà báo các tỉnh với vai trò là tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp có trách nhiệm quan trọng trong quản lý, giúp đỡ hội viên đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng. Sự giám sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân đối với những người làm báo cũng rất cần thiết. Một khi hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp xảy ra, cả đồng nghiệp, cơ quan báo chí, pháp luật và xã hội cùng lên án, tạo sự răn đe ngăn cản thì hành vi đó sẽ ngày càng được hạn chế.

Xã hội luôn vận động, phát triển, cái mới nảy sinh hàng giờ, đòi hỏi người làm báo luôn trong tâm thế sẵn sàng nắm bắt, truyền tải thông tin lại cho công chúng. Vì thế người làm báo phải không ngừng học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức. Sự tác nghiệp của nhà báo thường trong trạng thái độc lập, chủ động, ít chịu sự ràng buộc, giám sát của tập thể, vì thế đạo đức nghề nghiệp bao giờ cũng được xem là nền tảng của người làm báo. Thiếu nền tảng đạo đức, người cầm bút có thể gây nguy hại khôn lường, đánh mất niềm tin của xã hội.

Nhật Cường

Có thể bạn quan tâm

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

Trong phiên họp trực tuyến mới đây với sự tham dự của đại diện 10 Ủy ban Olympic quốc gia - trừ Timor Leste, Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) đã yêu cầu quốc gia đăng cai SEA Games 31 cập nhật tình hình các trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm khi thi đấu hồi tháng 5-2022 tại Việt Nam, trong đó có 5 trường hợp của đoàn thể thao chủ nhà.
Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Việc Quang Hải sa sút phong độ là nguyên nhân chính khiến tuyến giữa tuyển Việt Nam chơi không tốt trong trận hòa Thái Lan 2-2. Điều này, buộc HLV Park Hang-seo phải tính đến phương án thay Quang Hải.
Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

(GLO)- 19 giờ 30 phút ngày 13-1, đội tuyển Việt Nam bước vào trận chung kết lượt đi AFF Cup 2022 với Thái Lan. Trận đấu trong mơ này sẽ là cơ hội cho huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đòi lại món nợ trước người Thái để có lời chia tay ngọt ngào với bóng đá Việt.
Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

AFF Cup 2022 hứa hẹn kết thúc cực kỳ hấp dẫn với trận chung kết trong mơ giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan. HLV Park Hang-seo cũng có cơ hội đánh bại 'Voi chiến' ở một giải đấu chính thức để khép lại triều đại thành công của mình.
Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

(GLO)- Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, kịch tính, giải bóng đá mini 5 người thanh niên khối THPT năm 2023 do Thành Đoàn và Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku tổ chức đã khép lại. Giải góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo mối quan hệ đoàn kết trong hội viên thanh niên khối trường THPT trên địa bàn thành phố.