Vùng rau lớn nhất Lâm Đồng tan hoang sau lũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thủy điện Đa Nhim xả lũ với mức 800m³/s đã làm cả ngàn hecta rau tại Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) bị nhấn chìm. Nước rút, cảnh tượng tan hoang hiện ra ở những đồng rau. Ngày 7-11, người dân xã Lạc Lâm, Lạc Xuân, Ka Đô (huyện Đơn Dương) - nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do thủy điện Đa Nhim xả lũ - bắt đầu dọn dẹp và tận dụng thu hoạch những gì còn sót lại trên vườn.
 

Hiện tại một số khu vực trồng rau màu trong huyện Đơn Dương vẫn bị ngập nước.
Hiện tại một số khu vực trồng rau màu trong huyện Đơn Dương vẫn bị ngập nước.

Đơn Dương là một trong những địa phương có diện tích rau lớn nhất của tỉnh Lâm Đồng với hơn 7.000 ha trồng rau các loại. Tuy nhiên, sau trận lũ lụt vừa qua, vùng rau Đơn Dương chịu thiệt hại nặng nề với hàng trăm hécta rau, màu bị mất trắng, không thể khôi phục. Theo những hộ dân sống dọc bờ sông Đa Nhim, những lần trước thủy điện xả lũ khoảng một ngày là nước rút nhưng lần này ngập tới 3 ngày, có thời điểm nhà máy thủy điện thông báo lượng nước xả cao nhất lên tới 800m³/s (trong ngày 4-11) gây ra thiệt hại rất lớn.
 

Hơn 3.000m² nhà lồng cùng toàn bộ số rau chuẩn bị cho thu hoạch của gia đình anh Đinh Văn Lễ (thôn Nam Hiệp 1, xã Ka Đô) bị nước lũ quét sạch.
Hơn 3.000m² nhà lồng cùng toàn bộ số rau chuẩn bị cho thu hoạch của gia đình anh Đinh Văn Lễ (thôn Nam Hiệp 1, xã Ka Đô) bị nước lũ quét sạch.

Anh Nguyễn Văn Cảnh (thôn Tân Lập, xã Lạc Lâm) cho biết, gia đình tôi bị nước cuốn trôi khoảng 7.000m² diện tích các loại rau tía tô, kinh giới, ước tính thiệt hại khoảng 110 triệu đồng. Còn khu vườn của gia đình ông Việt nằm kế bên mặc dù cao hơn cả mét nhưng vẫn bị nước lũ làm thiệt hại toàn bộ 6 sào (6.000m²) trồng bắp cải chuẩn bị cho thu hoạch, thiệt hại khoảng 200 triệu đồng.
 

Người dân dọn dẹp rác trên những vườn rau để tái sản xuất.
Người dân dọn dẹp rác trên những vườn rau để tái sản xuất.

Nước lũ về quá nhanh nên nhiều hộ dân không kịp xoay xở, nhiều diện tích nhà kính, nhà lưới cũng bị nước lũ cuốn trôi, chịu thiệt hại nặng nề nhất là các hộ dân sinh sống ven sông Đa Nhim phía hạ nguồn đập thủy điện Đa Nhim. Nhẩm tính thiệt hại sau khi nước lũ rút, anh Đinh Văn Lễ (thôn Nam Hiệp 1, xã Ka Đô) xót xa cho biết: "Hơn 3.000m² nhà lồng trồng rau của gia đình tôi bị nước cuốn, giờ làm mới lại cũng mất khoảng 100 triệu đồng. Tính cả số rau đang trồng phía trong và khu vườn bên cạnh tổng thiệt hại cũng hơn 300 triệu đồng. Để khôi phục lại sản xuất như trước đợt lũ lụt phải mất ít nhất một tháng nữa".
 

Chị Bùi Thị Thu Tâm (thôn Tân Lập, xã Lạc Lâm) nhổ bỏ số rau bị mất trắng, sau đợt lũ vừa qua gia đình chị bị thiệt hại hơn 100 triệu đồng.
Chị Bùi Thị Thu Tâm (thôn Tân Lập, xã Lạc Lâm) nhổ bỏ số rau bị mất trắng, sau đợt lũ vừa qua gia đình chị bị thiệt hại hơn 100 triệu đồng.

Ông Đinh Ngọc Hùng, Chủ tịch UBND huyện Đơn Dương, cho biết, qua thống kê nhanh, trận lũ lụt vừa qua toàn huyện bị mất trắng 739ha rau, tương đương hơn 36,1 tỷ đồng. Ngoài ra, hơn 4ha nhà lưới bị cuốn trôi, nhiều công trình thủy lợi và nhà dân cũng bị hư hỏng nặng, đồng thời cuốn trôi hai cây cầu bê tông bắc qua sông Đa Nhim khiến cho việc đi lại của người dân vô cùng khó khăn. UBND huyện Đơn Dương vẫn đang tiếp tục thống kê thiệt hại của người dân để có chính sách hỗ trợ phù hợp sau trận lũ lụt vừa qua.
 

Đường bê tông vào khu dân cư tại xã Lạc Xuân bị nước lũ phá tang hoang.
Đường bê tông vào khu dân cư tại xã Lạc Xuân bị nước lũ phá tang hoang.

Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng, ngoài diện tích rau tại huyện Đơn Dương bị thiệt hại như đã nêu, trong đợt mưa lũ vừa qua đã làm một người tại huyện Lâm Hà bị lũ cuốn mất tích, hiện chưa tìm thấy. Mưa lũ cũng làm ngập hàng chục căn nhà, cầu cống và kênh mương thủy lợi tại các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông bị hư hỏng.
 

Cầu sập khiến người dân không thể qua lại trên dòng Đa Nhim.
Cầu sập khiến người dân không thể qua lại trên dòng Đa Nhim.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

Trong phiên họp trực tuyến mới đây với sự tham dự của đại diện 10 Ủy ban Olympic quốc gia - trừ Timor Leste, Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) đã yêu cầu quốc gia đăng cai SEA Games 31 cập nhật tình hình các trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm khi thi đấu hồi tháng 5-2022 tại Việt Nam, trong đó có 5 trường hợp của đoàn thể thao chủ nhà.
Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Việc Quang Hải sa sút phong độ là nguyên nhân chính khiến tuyến giữa tuyển Việt Nam chơi không tốt trong trận hòa Thái Lan 2-2. Điều này, buộc HLV Park Hang-seo phải tính đến phương án thay Quang Hải.
Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

(GLO)- 19 giờ 30 phút ngày 13-1, đội tuyển Việt Nam bước vào trận chung kết lượt đi AFF Cup 2022 với Thái Lan. Trận đấu trong mơ này sẽ là cơ hội cho huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đòi lại món nợ trước người Thái để có lời chia tay ngọt ngào với bóng đá Việt.
Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

AFF Cup 2022 hứa hẹn kết thúc cực kỳ hấp dẫn với trận chung kết trong mơ giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan. HLV Park Hang-seo cũng có cơ hội đánh bại 'Voi chiến' ở một giải đấu chính thức để khép lại triều đại thành công của mình.
Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

(GLO)- Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, kịch tính, giải bóng đá mini 5 người thanh niên khối THPT năm 2023 do Thành Đoàn và Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku tổ chức đã khép lại. Giải góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo mối quan hệ đoàn kết trong hội viên thanh niên khối trường THPT trên địa bàn thành phố.