Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư tưởng "Quân đội ta phải là quân đội nhân dân"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh dành sự quan tâm lớn đến vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Người là vị chỉ huy tối cao của lực lượng vũ trang cách mạng. Người đã sáng lập và rèn luyện Quân đội Nhân dân Việt Nam, thành một đội quân “Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Trên chặng đường lịch sử 70 năm xây dựng và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam, mỗi chiến công, mỗi bài học kinh nghiệm đều gắn với tư tưởng “quân đội ta phải là quân đội nhân dân” của Người.

Theo Hồ Chí Minh, để giải phóng dân tộc, việc xây dựng lực lượng chính trị cách mạng là điều cơ bản nhất, là việc phải làm đầu tiên rồi mới xây dựng lực lượng quân đội. Chính vì vậy, ban đầu từ những đội tự vệ đỏ trong phong trào Xô Viết-Nghệ Tĩnh, đến đội vũ trang Cao Bằng, du kích Nam Kỳ, Bắc Sơn, Ba Tơ… Cùng với sự phát triển của cách mạng, ngày 22-12-1944, thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Từ 34 chiến sĩ đầu tiên, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã mở rộng địa bàn họat động, phát triển thành đại đội, rồi đại đội chủ lực đầu tiên của quân đội ta… Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Tiền đồ của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân rất vẻ vang “nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam”. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh lời nói của Bác, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đi khắp nơi từ Bắc tới Nam, thậm chí còn làm nhiệm vụ quốc tế cao cả ở nước bạn.

 

Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện với bộ đội Ảnh TL: Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum
Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện với bộ đội. Ảnh: TL

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần chỉ ra rằng, bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị và trật tự xã hội là sự nghiệp của nhân dân, do dân và vì dân. Quân đội phải dựa vào dân mới hoàn thành nhiệm vụ. Người đã nêu rõ “Toàn dân kháng chiến nghĩa là cả toàn dân, ai cũng đánh giặc. Bất kỳ đàn ông, đàn bà, người già, trẻ con, ai cũng tham gia kháng chiến. Tổ quốc là Tổ quốc chung, Tổ quốc độc lập thì ai cũng được tự do. Nếu mất nước thì ai cũng làm nô lệ…”. Người căn dặn, bộ đội ta phải hết sức cảnh giác, không được chủ quan, khinh địch, “phải dựa vào lực lượng của nhân dân, phải làm cho mỗi người dân đều hiểu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, thì sẽ có hàng triệu người làm tai mắt giúp bộ đội”, bọn phá hoại không sao lọt được cái lưới tai mắt của nhân dân.

Trong tư tưởng của Người: “Điểm trọng yếu là bất kỳ bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích đều phải bám sát lấy dân, rời xa dân nhất định thất bại. Bám lấy dân là làm sao cho được lòng dân, dân tin, dân mến, dân yêu. Như vậy thì bất kể việc gì khó cũng làm được cả và nhất định thắng lợi”. Người  chỉ ra cách thức và phương pháp để gần dân, để dân tin, dân mến là “phải bảo vệ, giúp đỡ, giáo dục nhân dân. Giáo dục không phải là đem sách vở bắt buộc dân phải học. Làm thế tức là phản lại lợi ích của nhân dân, của cách mạng, là quan liêu, mệnh lệnh. Phải vận động nhân dân, để dân tự nguyện, tự giác, nếu bắt buộc thì chỉ có thể có kết quả lúc đó thôi, còn sau thì không thấm”.

Để bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ của quốc gia dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn chúng ta phải kết hợp cả việc xây dựng lực lượng vũ trang với việc chăm lo phát triển kinh tế đất nước. An ninh-quốc phòng có ổn định thì kinh tế mới phát triển và ngược lại kinh tế phát triển sẽ có nguồn lực tài chính đầu tư cho an ninh-quốc phòng. Vì vậy, Bác nhấn mạnh: “Một là, chúng ta phải xây dựng quân đội ngày càng hùng mạnh và sẵn sàng chiến đấu để giữ gìn hòa bình, bảo vệ đất nước… Hai là, tích cực tham gia sản xuất góp phần xây dựng kinh tế, xây dựng và củng cố hậu phương” và “quân đội ta phải là một quân đội nhân dân, một quân đội cách mạng tiến lên chính quy và hiện đại”.

Bên cạnh đó, Bác cũng nhấn mạnh vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với quân đội. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang mà Đảng và Nhà nước giao phó, “Quân đội ta phải tôn trọng sự lãnh đạo của Đảng… và ngược lại phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội”.

Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Thể lệ Cuộc thi tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2017

Thể lệ Cuộc thi tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2017

Thông qua “Cuộc thi tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh“ năm 2017, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, giá trị thiết thực của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến“, “tự chuyển hóa“ trong nội bộ, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh Gia Lai.
Kông Chro đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Kông Chro đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(GLO)- Song song với thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, thời gian qua, việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh“ luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể huyện Kông Chro triển khai nghiêm túc, có nền nếp, mang lại hiệu quả tích cực.
Ia Blang tích cực học tập và làm theo gương Bác

Ia Blang tích cực học tập và làm theo gương Bác

(GLO)- Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã lan tỏa sâu rộng trong từng cán bộ, đảng viên và người dân xã Ia Blang (huyện Chư Sê), tạo sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Chuyển biến tích cực trong việc học tập và làm theo gương Bác

Chuyển biến tích cực trong việc học tập và làm theo gương Bác

(GLO)- Tại buổi tọa đàm về việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức mới đây, các đại biểu đã nêu lên những cách làm hay, sáng tạo ở địa phương, đơn vị. Trong đó, cấp ủy các cấp xác định những khâu đột phá để tạo sự chuyển biến, đồng thời tập trung nêu gương, nhân rộng những mô hình hay, cách làm hiệu quả.
Học tập và làm theo lời Bác dạy về đại đoàn kết

Học tập và làm theo lời Bác dạy về đại đoàn kết

(GLO)- Trong bối cảnh đất nước ta đang bị đe dọa trước âm mưu xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp, thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ về đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và miền Nam Trung bộ, Đại hội đoàn kết chống Pháp của các dân tộc thiểu số (DTTS) miền Nam Trung bộ khai mạc ngày 19-4-1946 tại Pleiku.
Thành phố Pleiku: Tổ chức Hội thi "Chúng em kể chuyện Bác Hồ"

Thành phố Pleiku: Tổ chức Hội thi "Chúng em kể chuyện Bác Hồ"

(GLO)- Thực hiện kế hoạch của Ban Thường vụ Thành ủy Pleiku về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2017 theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, tại Trung tâm hoạt động thanh niên tỉnh, Ban Thường vụ Thành đoàn Pleiku vừa tổ chức vòng sơ khảo Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ“ năm học 2016-2017.
Quân đoàn 3 học theo Bác bằng những việc làm cụ thể

Quân đoàn 3 học theo Bác bằng những việc làm cụ thể

(GLO)- L.T.S: Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày truyền thống Quân đoàn 3 (26-3), P.V Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng LÊ QUANG XUÂN-Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân đoàn về công tác giáo dục, phát huy truyền thống đơn vị gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Đảng bộ huyện Đức Cơ Làm theo Bác bằng những việc cụ thể

Đảng bộ huyện Đức Cơ Làm theo Bác bằng những việc cụ thể

(GLO)- Khi triển khai thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW và hiện nay là Chỉ thị 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Huyện ủy Đức Cơ đã yêu cầu các Đảng bộ trực thuộc xây dựng chương trình hành động và kế hoạch phải cụ thể, sát thực tế ở địa phương, đơn vị. Đồng thời, tăng cường làm theo Bác bằng những việc làm thiết thực, có tác dụng thúc đẩy kinh tế-xã hội trên địa bàn phát triển, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Phong cách Bác Hồ: Làm gương, lời nói đi đôi với việc làm

Phong cách Bác Hồ: Làm gương, lời nói đi đôi với việc làm

Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã cống hiến cho đời bao hình mẫu của những đạo đức quý báu, trong đó phong cách làm gương, lời nói đi đôi với việc làm là nguyên tắc lẽ sống hàng đầu có sức thuyết phục mạnh mẽ, thu phục lòng dân, mỗi người Việt Nam lấy đó soi sáng cho lý tưởng và hành động của mình.