Ý nghĩa sâu sắc từ thư Bác Hồ gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Năm 1946, nước Việt Nam Dân Chủ cộng hòa vừa ra đời đã phải đối mặt với vô vàn khó khăn thách thức: Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Pháp chạy, Nhật hàng thì quân Anh và Tưởng thay thế- tràn vào nước ta, thù trong giặc ngoài âm mưu bóp chết chính quyền cách mạng non trẻ. Tình thế cách mạng Việt Nam lúc này đã được lịch sử nhận định bằng một thành ngữ ngắn gọn nhưng hết sức cô đọng và chuẩn xác: “Ngàn cân treo sợi tóc”.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Sơn Nhin (thứ hai phải sang) trao tặng Thư và ảnh Bác Hồ cho cán bộ và nhân dân xã Ia Ly (Chư Pah). Ảnh: Thanh Nhật
Bí thư Tỉnh ủy Hà Sơn Nhin (thứ hai phải sang) trao tặng Thư và ảnh Bác Hồ cho cán bộ và nhân dân xã Ia Ly (Chư Pah). Ảnh: Thanh Nhật
Trong bối cảnh ấy, theo chỉ đạo của Trung ương Đảng, “Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku” đã diễn ra theo kế hoạch. Do phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng đối phó tình thế “nước sôi lửa bỏng” nên Hồ Chủ tịch không thể vào dự đại hội, mà có thư gửi với lời lẽ động viên thiết tha, giục giã. Dù cách trở khó khăn nhưng thư Bác (viết ngày 19-4-1946) đã đến kịp với đại hội, được đọc lên cho tất cả đại biểu cùng nghe. Bức thư đã trở thành lời hiệu triệu khích lệ hàng triệu con tim quyết tâm bảo vệ đất nước.

Chỉ trên 300 chữ, tuy nhiên, trong một hình thức ngắn gọn và quen thuộc, bức thư lại hàm chứa một nội dung phong phú và sâu sắc. Trong đó có lời động viên kịp thời và mạnh mẽ: “Lòng tôi và Chính phủ vẫn gần gũi đồng bào”. Thư nhấn mạnh đến cội nguồn dân tộc và tình cảm, sức mạnh Việt Nam: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt: Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”. Thư chỉ ra tài sản quý giá: “Nước Việt Nam là nước chung của chúng ta”, vai trò đại diện cho quyền lực của các dân tộc và quyền lực Nhà nước trong Quốc hội: “Trong Quốc hội có đủ đại biểu các dân tộc. Chính phủ thì có “NHA DÂN TỘC THIỂU SỐ” để săn sóc cho tất cả các đồng bào”. Thư xác định yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc: “Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta.Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta”; “phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta”. Nội dung cuối cùng kết thúc bức thư là sự xác lập một quyết tâm sắt đá: “Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta”.

Tập trung kêu gọi các dân tộc đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần Hồ Chủ tịch gửi gắm trong thư rất chân thành, sâu sắc và giàu sức thuyết phục. Cách lập luận của Bác đơn giản nhưng rất hùng hồn, lý lẽ như là sự thật hiển nhiên, là quy luật bất di bất dịch: “Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta.Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta”. Sự lặp lại cấu trúc ngữ pháp là câu thuật với nhiều vế câu, các vế liên tục và dồn dập bổ sung ý nghĩa cho nhau, thể hiện rất rõ mục đích khẳng định- khẳng định quyết tâm như một của các dân tộc. Trong thư, 5 lần Bác nhắc đến từ “đồng bào”. Mỗi lần nhắc lại từ “đồng bào” chính là Bác thêm một lần nhắc đến nguồn gốc các dân tộc Việt Nam, qua đó kêu gọi quyết tâm giữ vững tình đoàn kết.

Thấm nhuần tinh thần, tư tưởng và tình cảm Bác Hồ, 63 năm qua, các dân tộc thiểu số miền Nam, trong đó có các dân tộc thiểu số Gia Lai-Tây Nguyên đã chung vai sát cánh, đoàn kết đi theo Đảng và Bác Hồ làm nên hết kỳ tích này đến kỳ tích khác cả trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển quê hương, đất nước.
Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Thể lệ Cuộc thi tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2017

Thể lệ Cuộc thi tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2017

Thông qua “Cuộc thi tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh“ năm 2017, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, giá trị thiết thực của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến“, “tự chuyển hóa“ trong nội bộ, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh Gia Lai.
Kông Chro đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Kông Chro đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(GLO)- Song song với thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, thời gian qua, việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh“ luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể huyện Kông Chro triển khai nghiêm túc, có nền nếp, mang lại hiệu quả tích cực.
Ia Blang tích cực học tập và làm theo gương Bác

Ia Blang tích cực học tập và làm theo gương Bác

(GLO)- Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã lan tỏa sâu rộng trong từng cán bộ, đảng viên và người dân xã Ia Blang (huyện Chư Sê), tạo sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Chuyển biến tích cực trong việc học tập và làm theo gương Bác

Chuyển biến tích cực trong việc học tập và làm theo gương Bác

(GLO)- Tại buổi tọa đàm về việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức mới đây, các đại biểu đã nêu lên những cách làm hay, sáng tạo ở địa phương, đơn vị. Trong đó, cấp ủy các cấp xác định những khâu đột phá để tạo sự chuyển biến, đồng thời tập trung nêu gương, nhân rộng những mô hình hay, cách làm hiệu quả.
Học tập và làm theo lời Bác dạy về đại đoàn kết

Học tập và làm theo lời Bác dạy về đại đoàn kết

(GLO)- Trong bối cảnh đất nước ta đang bị đe dọa trước âm mưu xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp, thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ về đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và miền Nam Trung bộ, Đại hội đoàn kết chống Pháp của các dân tộc thiểu số (DTTS) miền Nam Trung bộ khai mạc ngày 19-4-1946 tại Pleiku.
Thành phố Pleiku: Tổ chức Hội thi "Chúng em kể chuyện Bác Hồ"

Thành phố Pleiku: Tổ chức Hội thi "Chúng em kể chuyện Bác Hồ"

(GLO)- Thực hiện kế hoạch của Ban Thường vụ Thành ủy Pleiku về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2017 theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, tại Trung tâm hoạt động thanh niên tỉnh, Ban Thường vụ Thành đoàn Pleiku vừa tổ chức vòng sơ khảo Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ“ năm học 2016-2017.
Quân đoàn 3 học theo Bác bằng những việc làm cụ thể

Quân đoàn 3 học theo Bác bằng những việc làm cụ thể

(GLO)- L.T.S: Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày truyền thống Quân đoàn 3 (26-3), P.V Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng LÊ QUANG XUÂN-Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân đoàn về công tác giáo dục, phát huy truyền thống đơn vị gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Đảng bộ huyện Đức Cơ Làm theo Bác bằng những việc cụ thể

Đảng bộ huyện Đức Cơ Làm theo Bác bằng những việc cụ thể

(GLO)- Khi triển khai thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW và hiện nay là Chỉ thị 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Huyện ủy Đức Cơ đã yêu cầu các Đảng bộ trực thuộc xây dựng chương trình hành động và kế hoạch phải cụ thể, sát thực tế ở địa phương, đơn vị. Đồng thời, tăng cường làm theo Bác bằng những việc làm thiết thực, có tác dụng thúc đẩy kinh tế-xã hội trên địa bàn phát triển, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Phong cách Bác Hồ: Làm gương, lời nói đi đôi với việc làm

Phong cách Bác Hồ: Làm gương, lời nói đi đôi với việc làm

Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã cống hiến cho đời bao hình mẫu của những đạo đức quý báu, trong đó phong cách làm gương, lời nói đi đôi với việc làm là nguyên tắc lẽ sống hàng đầu có sức thuyết phục mạnh mẽ, thu phục lòng dân, mỗi người Việt Nam lấy đó soi sáng cho lý tưởng và hành động của mình.